Đề bài: Cảm nghĩ về 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến.
Bài làm
Cảm nghĩ về 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng (1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm là một người Nghệ Sĩ Đa Tài nhưng không được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ của ông được nhiều thế hệ yêu thích bởi vẻ đẹp lãng mạn thanh lịch và tinh tế phóng khoáng và hào hoa. Đặc biệt ông đã rất thành công trong việc khắc họa người lính Tây Tiến và xứ Đoài Sơn Tây. Tiêu biểu ba bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 mang đậm tinh thần bi tráng và vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến.
Đoạn thơ đầu là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài Tây Tiến với 14 câu thơ đầu của sự kết hợp hiện thực với lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ cùng với hình tượng người lính Tây Tiến. Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi."
Cảm nghĩ về 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến
Câu thơ mở đầu là một câu cảm thán nhưng chỉ với từ "ơi" câu thơ đã trở thành một tiếng gọi tha thiết trìu mến như gọi một người bạn thân. Nhắc đến Tây Tiến thì dòng sông Mã lên đầu tiên trong tâm trí nhà thơ. Sông Mã là địa danh gắn liền với những trận hành quân của người lính đã không biết bao nhiêu lần người lính Tây Tiến hành quân qua địa danh này và cũng thật dễ dàng lý giải được tại sao hình ảnh sông Mã lại xuất hiện ngay trong câu thơ mở đầu. Quang Dũng gọi tên dòng sông Mã – một hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội. Con sông Mã người bạn tri kỷ để con Dũng nhớ khi rời xa binh đoàn Tây Tiến. Nhưng đến là đơn vị tiến vào phần lớn là những thanh niên Hà Nội đi chiến đấu đã cùng Quang Dũng trải qua những tháng ngày đầy gian khổ hy sinh mất mát nhưng thấm đẫm tinh thần đồng đội quyết chiến vì độc lập của dân tộc. Điệp từ "nhớ" được nhắc lại hai lần trong một dòng thơ kết hợp với từ láy "chơi vơi" để cụ thể hóa về một nỗi nhớ rất thực gây ấn tượng về một nỗi nhớ dạt dào lắm động trong con người từng sống và gắn bó với dòng sông Mã với binh đoàn Tây Tiến.
Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tây Tiến là mạch cảm xúc của nỗi nhớ. Nổi bật lên trong nỗi nhớ của nhà thơ là hình ảnh bức tranh thiên nhiên Miền Tây Bắc:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Núi rừng Tây Bắc hiểm trở gặp gỡ ảnh chứa những mối nguy hiểm nhưng cũng hết sức thân thuộc gần gũi với nhà thơ. Bằng việc liệt kê các địa danh để gợi sự xa xôi hẻo lánh hoang vu: Sài Khao, Mường lát, Mai Châu… với địa hình không mấy bằng phẳng cùng với thời tiết vô cùng khắc nghiệt: “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
Bằng cách sử dụng triệt để thủ pháp đối lập kết hợp cách sử dụng từ ngữ khéo léo tác giả giúp ta hình dung được địa hình nơi đây hiểm trở với những ngọn núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm. Trên nền núi cao vực sâu ấy là hình ảnh những “cồn mây” giúp ta hình dung giữa mây và người như có khoảng cách rất gần nhau. Hình ảnh người lính như đang hành quân trên đỉnh núi trên cạn cả đám mây. Giọng thơ dồn dập góp phần nhấn mạnh vào một địa thế hiểm trở đồng thời giúp người đọc cảm nhận được bức chân vững chắc chắc nịch của người lính hằn in trên sỏi đá. Cùng với một loạt những từ láy giàu chất tạo hình"thăm thẳm", "khúc khuỷu ", "heo hút" mở ra trước mặt người đọc bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với núi non trùng trùng điệp điệp.
Hình ảnh “súng ngửi trời” được tác giả nhân hóa một cách độc đáo thú vị vừa tả được độ cao của núi của rốc đến tận trời vừa thể hiện nét Tinh Nghịch đậm chất của Quang Dũng:
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Hình ảnh mở ra một không gian rộng người lính đang tạm dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt của mình ra xa trong màn sương mịt mù là hình ảnh những ngôi nhà sàn như đang bồng bềnh trên biển khơi trong làn mưa mờ ảo. Quang Dũng như một nhà hội hoa tài ba ông đã kết hợp khéo léo giữa không gian và hình ảnh. Nếu ở những câu thơ đầu tác giả mở ra không gian Tây Bắc theo chiều cao thì đến hình ảnh sau tác giả lại mở ra không gian theo chiều rộng. Cùng với sự kết hợp khéo léo giữa 2 gam màu, nóng và lạnh để vẽ lên hình ảnh của thiên nhiên và người lính. Nếu ba câu đầu gam màu nóng nó làm cho người đọc phải gắng phải lên gân thì đến hình ảnh từ từ lại là gam màu lạnh làm cho tâm hồn ta trở nên thư thái như cảm nhận được sau chặng đường hành quân vất vả người lính ta dừng lại nghỉ ngơi thư thái. Câu thơ cỏ xanh bằng như vậy cả niềm vui một chút bình yên trong tâm hồn người lính. Tiếp tục trong dòng chảy cảm xúc của Quang Dũng hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và người lính tây tiến lại hiện lên với vẻ đẹp khác. Thiên nhiên Tây Bắc không chỉ có núi cao vực sâu mà còn có cọp dữ mà người lính Tây Tiến phải đối mặt với những khó khăn đó. Tuy nhiên bên cạnh những dữ dội hùng, hiểm trở đó thiên nhiên Tây Bắc cũng hết sức gần gũi thân thương. Nó vừa là sự thử thách ý chí của người lính vừa là người bạn đồng hành trên chặng đường:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên với những nét vẽ đơn sơ giản dị trên nền thiên nhiên Tây Bắc sau những cuộc hành quân có những lúc mệt mỏi rã rời và thậm chí không thể tránh khỏi sự hy sinh. Quang Dũng đã dùng cách nói giảm nói tránh"gục lên súng mũ bỏ quên đời" để nói về sự mất mát hy sinh. Những người lính Tây Tiến chỉ ngã xuống vì kiệt sức chỉ bỏ quên đời khi chân không bước nữa. tác giả không thể tránh né cái chết sự mất mát.
Nghệ thuật nói giảm đã bình thường hóa cái chết của người lính làm giảm đi sự đau đớn khi nói về cái mất mát sự hy sinh. Cái "bi" được nâng đỡ bằng đôi cánh lãng mạn làm cho cái "bi" Thành bi tráng. Bức chân dung của người lính Tây Tiến phù hợp với không khí của thời đại của đất nước khi đang bước vào cuộc chiến khốc liệt tàn bạo. Họ là những con người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, họ vượt qua những khó khăn thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, họ chỉ như khoảnh khắc thiết đi vì mệt mỏi mà thôi. Sau cuộc hành quân gian khổ người lính tạm dừng chân bên một bản làng nào đó:" Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". Họ nhận được những nồi cơm nếp xôi dẻo thơm từ những cô em gái dân tộc như xua tan đi sự căng thẳng mệt mỏi của chặng đường dài. Bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn đã giữ lại chặng đường hành quân giữa núi rừng của người lính Tây Tiến đầy gian khổ nhưng cũng rất ấm áp tình người.
Qua đoạn thơ ta cảm nhận được sự gắn bó sâu sắc nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ Quang Dũng về những ngày chiến đấu cùng binh đoàn Tây Tiến ở rừng núi miền Tây. Nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội nhưng mơ mộng hão huyền và hình ảnh người lính Tây Tiến gian khổ với mất mát hy sinh nhưng đầy niềm tin sự trẻ trung, kiêu hãnh.
Mai Du