Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ "Tây tiến" của Quang Dũng

Bài làm

Đất nước Việt Nam đã chịu đựng biết bao tấn bom đạn rải khắp mọi miền đất nước. Không chỉ thế, hài cốt của các liệt sĩ còn nằm lại trên cả ba miền của tổ quốc. Nhân dân và đất nước sẽ không bao giờ quên công lao của những người lính đã hy sinh bảo vệ nền hòa bình, độc lập của dân lập. Hình ảnh họ sẽ mãi khảm trong tâm trí của hàng triệu người Việt Nam cũng như thơ ca ngàn đời. Một trong những thi phẩm hay nhất viết về người lính chính là bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng.

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Mở ra bằng hai câu rất giàu tính nhạc, góp phần tô đậm nỗi nhớ, vốn vô hình, vô ảnh bỗng trở thành hình khối, cứ bồng bềnh trong không gian như một đám mây trắng trong tâm hồn Quang Dũng. Nỗi nhớ trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn Quang Dũng. Từ nhớ trở thành một điệp từ. Cũng chính từ đó dường như cũng đã lại cất lên thành tiếng gọi, đối tượng địa danh con sông Mã và binh đoàn Tây Tiến, có 2 danh từ riêng trong một câu thơ 7 chữ. Ý nghĩa Sông Mã – Tây Tiến trở thành những cái tên neo đậu mãi trong ký ức của người đại đội trưởng trong binh đoàn Tây Tiến, câu thơ như một nét khảm vào hoài niệm gắn với những dư âm không dứt của đời chiến binh.

Mạch nguồn của nỗi nhớ cứ thế dạt dào tuôn chảy để những khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc lần lượt hiện ra như những thước phim quay chậm trong ký ức nhà thơ. Tác giả muốn sử dụng thủ pháp đối lập một cách linh hoạt chứ không câu nệ như trong thơ cổ. Câu trên tác giả sử dụng biện pháp hiện thực để miêu tả cái khắc nghiệt của thiên nhiên miền Tây Bắc, gợi ra hình ảnh đoàn quân mệt mỏi đi trong đêm sương mà sương mù dày đặc đến mức che lấp cả đoàn quân.Câu thơ Quang Dũng mang vẻ đẹp như hoa trong gương, trăng đáy nước. Sử dụng thủ pháp đối lập: Hai câu thơ khiến người đọc cảm nhận được cái khắc nghiệt, dữ dội và vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng của thiên nhiên miền Tây Bắc, hai câu thơ trên lãng mạn bao nhiêu, hai câu thơ dưới khắc nghiệt bấy nhiêu.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.

Con đường hành quân được miêu tả qua cảm nhận của nhân vân trữ tình cũng là người trong cuộc. Có lẽ, chính vì thế mà ngay trên con đường hành quân của những người lính Tây Tiến ấy như cũng đã lại hiện ra đa dạng, nhiều màu gắn với những trải nghiệm của những bước chân hành quân. Ngôn ngữ thơ giàu giá trị tạo hình, giàu chất họa qua những từ láy trong hai câu thơ đầu của bài thơ "Tây Tiến". Chúng ta có thể nhận thấy với ba từ láy mà nhà thơ Quang Dũng dùng đó là Khúc khuỷu – miêu tả bề mặt của những dốc núi đá tai mèo. Thăm Thẳm – gợi hai chiều cả độ sâu lẫn độ cao của con dốc, từ dưới nhìn lên thăm thẳm cao, từ trên nhìn xuống thăm thẳm sâu. Heo hút – gợi sự vắng lặng của những con đường hành quân chưa từng in dấu chân người. Điệp từ “dốc”, “lên”, “ngàn thước”, gợi ra con đường hành quân, những chặng đường hành quân chập chùng, hung vĩ như thử thách, nghị lực, sức chịu đựng gian khổ của những người lính. Câu thơ thứ 3 ngắt làm hai vế như bẻ gập làm đôi càng tô đậm thêm cái gian lao, thử thách của những chặng đường hành quân. Hình ảnh người lính Tây Tiến không chỉ được miêu tả trực tiếp mà gián tiếp hiện ra (mang ý vị cổ điển) ta vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đây người xưa gọi đây là thi pháp ấn tượng mang tên vẽ mây nảy trăng. Có thể nhận thấy con đường đi như lại càng gian khổ bấy nhiêu thì người lính có tâm hồn đẹp bấy nhiêu. Vẻ đẹp của người lính hiện ra qua hình ảnh ”súng ngửi trời” đã nhân hóa một cách sinh động, một lối nói tếu táo, trẻ trung, tinh nghịch đậm chất lính. Phải là người lính hành quân qua những con đường khó khăn mới có được những dòng thơ chân thực mà lãng mạn đến vậy. Họ tràn đầy những lạc quan, vượt lên và chiến thắng gian khổ của những chàng lính Hà Thành. Tâm hồn họ đầy những lãng mạn, mộng mơ:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Câu thơ toàn thanh bằng, duy nhất chỉ có một dấu huyền. Trong luật thơ gọi là “trầm bình thanh”, gợi ra tâm hồn người lính chỉ còn cảm giác thư thái, thả hồn mình vào thiên nhiên, như quên hết mọi nhọc nhằn, khổ đầu để treo hình ảnh một nếp nhà hiện ra trong sương rừng, mưa núi. Ba chữ mưa xa khơi gợi ra hình ảnh những thung lũng như chìm trong màn mưa. Người lính đứng trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa cảm nhận tất cả vẻ đẹp lãng mãn, mơ mộng của khung cảnh miền Tây Bắc qua cái nhìn đậm chất lãng mạn, giàu chất tạo hình

Xem thêm:  Một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Đến đây tác giả đã dừng lại ở môt bước chân dung rất cụ thể. Hình ảnh gợi ra hai cách hiểu: Những người lính vì quá mỏi mệt nên tạm dừng chân bên đường, gục lên súng mũ mà ngủ như quên hết sự đời. Nhà thơ vừa dùng bút pháp tả thực: “gục lên súng mũ” vừa dùng lối nói tránh để diễn tả sự ra đi của những người lính. Những chặng đường hành quân gian nan vất vả đã khiến sinh lực của họ cạn kiệt, và có những người đã vĩnh viễn nằm lại dọc đường hành quân. Đây là câu thơ đầu tiên và cũng là những câu thơ nói về sự ra đi của những người lính sớm nhất trong thơ ca thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Vì thế nó đậm chất “bi”, nhưng bi thương chứ không hề bị lụy bởi khẩu khí, giọng điệu của nhà thơ vẫn toát lên cái vẻ ngang tang: “ không bước nữa”, “bỏ quên đời”. Tác giả lại đặt sự hy sinh của người lính ấy trên nền khung cảnh nơi đây như cũng lại vừa hung vĩ, dữ dội và vừa hoang sơ nữa, rất đặt trưng của thiên nhiên miền Tây Bắc. Thiên nhiên miền Tây hiện ra trong chiều thời gian: Chiều chiều, đêm đêm (cứ thế lặp đi lặp lại) cùng với đó là âm thanh của tiếng thác gầm, cọp dọa, đậm chất tráng ca để từ đó góp phần tạo ra những hình ảnh mang đậm chất bi tráng. Đoạn thơ khép lại bằng hai câu:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Mang ý nghĩa bề ngoài tưởng chừng ý thơ không ăn nhập với cả đoan thơ trên, kỳ thực sâu xa bên trong nói được mạch ngầm của hình tượng thơ chính là những cảm xúc lắng đọng trong bề sâu của kí ức, gian nan, thiếu thốn, khắc nghiệt là thế, vậy mà điều cuối cùng đọng lại trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, cũng là trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến chính là tính cảm của nhân dân miền Tây Bắc, đặc biệt là tình cảm ấm nồng của những người con gái Tây Bắc. Hai câu thơ có cả hình ảnh và hương vị: “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi” thực sự chính là một loại hình ảnh mang được tính giàu chất tạo hình, giàu sức gợi, có sức sống rất lâu bền, neo đậu vào trong trí nhớ. Cùng với đó gắn với một tứ thơ đắc địa rất cổ điển: “Hương gây mùi nhớ” gắn với tình cảm quê hương xứ sở. Không chỉ nhớ về tình cảm của cô gái Mai Châu mà còn bề sâu của tình quân dân “ như cá với nước”. Lãng mạn trữ tình, gắn với nét hào hoa đa tình rất Quang Dũng.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ

Sử dụng từ ngữ: “bừng lên” như một nhãn tự của câu thơ và cả khổ thơ: ánh sáng bừng lên xua tan bóng tối, âm nhạc tưng bừng làm cho cảnh nhân vật trở lên sống động, xóa tan cái hoang vắng, tĩnh lặng của chốn rừng núi, cả tâm hồn cả khí thế của những người lính cũng bừng lên, sôi nổi, mê say trong không khí đêm lửa trại liên hoan. Hội đuốc hoa: từ gốc là hoa chúc, chỉ ánh nến lung linh trong phòng đôi tân hôn, dùng ba chữ “Hội đuốc hoa” để chỉ ánh đuốc ánh lửa của đêm liên hoan đó chính là cách nói mới lạ, khác thường đậm chất lãng mạn của Quang Dũng. Ở câu thơ sau bắt gặp hai chữ: “Kìa em”: mang đậm sắc thái khẩu ngữ, nhà thơ đã tái hiện được cả không khí và cảnh tượng sống động của đêm liên hoan. Hình ảnh trung tâm của bức tranh thơ là những nàng thiếu nữ miền Tây Bắc khi được diện trong trang phục lễ hội dân tộc như bắt mắt và rất rực rỡ, cuốn hút đến say lòng người khiến những chàng lính trẻ ngạc nhiên đến sững sờ. Sự ngạc nhiên ấy lại còn nhân lên gấp bội khi họ được tận mắt chứng kiến những vũ điệu khác lạ của những người con gái ấy trong âm thanh rạo rực của tiếng khèn… Ánh mắt những chàng trai cùng với bước chân của những thiếu nữ đã khiến cho cảnh tượng trong đêm lửa trại liên hoan càng thêm tình tứ. Nhân vật trữ tình như quên hết mọi gian khổ, thiếu thốn, mọi hiểm nguy rình rập để thả tâm hồn theo làn điệu khèn, theo tiếng nhạc, theo những vũ điệu mang đậm màu sắc xứ lạ phương  xa. Cũng từ đó, một cuộc chia ly trong chiều sương hiện ra:

Xem thêm:  Anh (chị) hãy trình bày ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thầy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Cảnh ở bốn câu thơ này như trong một bức tranh thủy mặc mà duy nhất một thứ xác định là địa danh Châu Mộc, làm tất cả đều mơ hồ: hình ảnh người đi là ai? Vì tác giả sử dụng cách nói phiếm chỉ mơ hồ. “Chiều sương ấy” là buổi chiều nào: điều đó là không thể xác định với người đọc nhưng lại khơi gợi kỷ niệm đối với những người lính.      

Thế rồi khung cảnh buổi chia ly mang đậm màu sắc cổ điển: thời gian diễn ra vào chiều tà, về không gian diễn ra một bến sông, mang đậm thẩm mỹ Á Đông. Ở bài thờ này khung cảnh đó còn mang đậm vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Bắc: đó là cái mờ ảo của một buổi chiều sương đó chính là một không gian chiều giăng mắc sương sa. Trên dòng sông như chảy về từ huyền thoại thấp thoáng một con thuyền độc mộc và trên con thuyền ấy là dáng người lái đò. Nhà thơ thiên về gợi chứ không tả. Kết hợp với lốt khơi gợi ấy lại là những câu hỏi liên tiếp: “Có thấy… Có nhớ…”.  Hình như nhà thơ không chỉ hỏi người ra đi mà còn chính lòng mình. Những câu hỏi cũng đồng thời trở thành lời khơi gợi, làm thức dậy những kỷ niệm tưởng đã ngủ yên trong tâm hồn của người lính Tây Tiến. Cả hai câu hỏi chất chứa giọng điệu đầy ám ảnh, nó dường như cũng lại khơi gợi linh hồn của sông nước miền Tây Bắc, cũng là vẻ đẹp của thiên nhiên sông núi, xứ sở.

cam nhan cua em ve bai tho tay tien cua quang dung - Cảm nhận của em về bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Cảm nhận của em bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Dáng người trên con thuyền độc mộc lại được đặt trong thế đối xứng với những cánh hoa đong đưa trên dòng nước lũ ở câu thơ cuối làm thành một nét vẽ, vừa thơ mộng lãng mạn, vừa nói được cái dữ dội của thiên nhiên miền Tây Bắc. Hai câu thơ gợi ra hai cách hiểu dáng người cùng dáng hoa, như tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Cách hiểu thứ 2: dáng người trên con thuyền độc mộc giống như những cánh hoa đương đong đưa trên dòng nước lũ… Dù hiểu theo cách nào thì những câu thơ Quang Dũng vẫn đem lại cho thiên nhiên và con người miền Tây Bắc một vẻ đẹp rất riêng, rất lãng mạn

Vẻ đẹp lãng mạn của người lính được thể hiện ở đoạn thơ thứ 3:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Hai câu thơ tác giả đi vào vẻ bề ngoài của người lính: Tác giả tô đậm bằng hai nét vẽ: mái tóc, nước da. Mái tóc: câu thơ để lại một ấn tượng không dễ gì nguôi ngoai trong tâm trí người đọc vì không chỉ một vài hoặc dăm bảy người lính mà là cả một đoàn binh “khôn mọc tóc”. Hai chữ đoàn binh mang âm hưởng trang nghiêm một cách khác thường nhưng cụm từ “không mọc tóc” lại là một cách nói khác lạ toát lên cái dáng vẻ ngang tàng đầy khí phách của những người lính. Quang Dũng dùng ngòi bút lãng mạn như muốn khắc họa thế chủ động, tinh thần chịu đựng, vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh của những người lính Tây Tiến cho nên dễ hiểu vì sao Quang Dũng không viết: “Tây Tiến đoàn quân rụng sạch tóc”, “da xanh như lá sốt run người”. Dù mái đầu rụng hết tóc, dù sắc da xanh tái như màu lá những người lính Tây Tiến vẫn mang dáng vẻ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm dữ oai hùm.

Bề ngoài người lính oai hùm bao nhiêu, tâm hồn họ lại lãng mạn, mộng mơ bấy nhiêu. Ở hai câu thơ sau, tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm của người lính, thế giới của cõi mộng và cõi mơ: mộng diệt thù chất chứa trong ánh mắt “trừng” và mờ về thủ đô yêu dấu xa xôi, nơi có các hình dáng mà những người lính trẻ “thầm yêu trộm nhớ”. Đây là điểm gặp gỡ của không ít bài thơ viết về tâm hồn lãng mạn mộng mơ của những anh bồ đội cụ Hồ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp

Những câu thơ tiếp theo mang đậm chất bi tráng:

Rải xác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Quang Dũng đã dành riêng một khổ thơ để nói về sự hy sinh đầy bi tráng của người lính Tây Tiến. Ông không phải là nhà thơ duy nhất viết về sự hy sinh của người lính. Những dòng hồi tưởng cũng là phút tưởng niệm của người đại đội trưởng Quang Dũng cho những đồng đội thuộc binh đoàn Tây Tiến đã hy sinh vì Tổ Quốc.Hình ảnh trong khổ thơ rất giàu sức gợi: ở câu đầu là hình ảnh những nấm mồ nằm rải rác suốt một dải biên cương xa xôi của Tổ Quốc. Theo quan niệm của người Việt, khi còn sống người ta có thể phiêu dạt xứ người, nhưng khí chết đi thường muốn được trở về nơi quê cha đất tổ. Câu thơ chứa đựng hai nỗi đau: Những người lính Tây Tiến vĩnh viễn nằm lại nơi biên cương xa xôi, địa bàn hoạt động của đoàn binh Tây Tiến quá rộng nên những nấm mồ nằm “rải rác”. Chẳng phải ngẫu nhiên tác giả dùng nối đảo ngữ, đặt từ láy “rải rác” lên đầu câu thơ. Có lẽ với Quang Dũng, nhà thơ đau đớn nhất là bởi những đồng đội yêu dấu của mình phải nằm rải rác ở nơi xa xôi không được quây quần trong tình đồng đội. Nỗi đau lại như nhân lên gấp bội với hình ảnh: “áo bào thay chiếu anh về đất” chúng ta như nhận thấy được câu thơ gợi ra hai cách hiểu: Áo bào: thay cho chiếu, áo bào thay bằng chiếu. Thực chất thì đây là một cách nói mang đậm bút pháp lãng mạn của Quang Dũng. Dù đoàn binh Tây Tiến phải chịu đựng quá nhiều gian khổ thiếu thốn nhưng Quang Dũng muốn bao bọc những người đồng đội của mình trong tấm áo bào của lòng ngưỡng mộ và sự  kính trọng khuôn nguôi. Với nhà thơ họ đi cũng là họ trở về với đất Mẹ. Tổ quốc như lòng mẹ bao bọc, che trở những người con dũng cảm của mình. Đau đớn, bi thương bao nhiêu nhà thơ càng trân trọng bấy nhiêu trước tinh thân quả cảm và khí phách hào hùng của người lính Tây Tiến. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” chứa đựng tình cảm của những người lính Tây Tiến nói riêng và của những người lính cụ Hồ nói chung. Đằng sau giọng điệu ngang tàng của lời thơ như chất chứa vẻ đẹp của người tráng sĩ trong văn chương cổ: “ Tráng sĩ nhất khứ bất phục hoàn” lại mang vừa màn đậm tinh thần thời đại đó là tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Mặc dù những người lính sẵn sàng hy sinh tuổi xanh của mình cho nền độc lập non trẻ của Tổ Quốc nhưng những người còn sống sao tránh khỏi xót xa.

Xem thêm:  Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài

Đoạn thơ khép lại bằng tiếng gầm của dòng sông Mã mà Quang Dũng gọi là khúc độc hành, âm hưởng hùng tráng của câu thơ cũng làm âm hưởng trầm  hùng đầy bi tráng của dòng sông Mã đã trở thành một ẩn dụ nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc nỗi đau đớn trước sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Phải là tiếng gầm của dòng sông dữ dội mãnh liệt ấy mới xứng đáng là tiếng khóc lớn của tự nhiên, của quê hương xứ sở, của đồng đội và của Tổ Quốc dành cho những người lính vô danh.

Đoạn thơ viết về người lính Tây Tiến từng chịu những nỗi oan khuất, “nào là buồn rớt”,”nào là mộng rớt”, nào là để lại ấn tượng quá đau thương về sự hy sinh của những người lính…” những thời gian với sự sàng lọc công minh của nó đã trả lại cho đoạn thơ những giá trị vốn có, tám câu thơ Quang Dũng đã khắc tạc nên một tượng đài bất tử về những người lính hào hùng và hào hoa cùng sự hy sinh đầy bi tráng của họ. Chính họ chứ không phải ai khác đã góp phần làm nên vẻ đẹp của anh bộ đội thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp tiêu biểu cho vẻ đẹp của một dt rất anh hùng mà cũng rất nghệ sĩ   

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Khép lại những trang thơ về người lính Tây tiến năm nào, người đọc vẫn không nguôi xót xa cho những người con đất Việt đã mãi nằm lại nơi chiến trường khốc liệt. Tuy vậy, chúng ta cũng luôn tự hào về những người lính, về sự quả cảm và anh dũng của họ đã đem lại hòa bình cho dân tộc. Những người lính ấy nay đã là người thiên cổ, tác giả của bài thơ “Tây tiến” năm nào cũng là người của cõi nghìn thu. Thế nhưng, những trang thơ bất tử của Quang Dũng về hình ảnh người lính Tây tiến sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc yêu thơ nhiều thế hệ.

Nhẫn Đông