Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Bài làm

Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu – Tố Hữu (1920 – 2002) là một nhà thơ trữ tình – chính trị, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đất nước. Ông đến với thơ ca và cách mạng gần như cùng một lúc. Tố Hữu đã để lại cho kho tàng thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và đặc sắc. Trong số đó phải kể đến bài thơ Việt Bắc.

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc trong thắng lợi miền Bắc được giải phóng. Lịch sử Việt Nam và cách mạng nước ta bước sang một thời kỳ mới. Trước chiến thắng vẻ vang ấy, 10-1954 các cơ quan Trung ương Đảng đã rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo. Nhân sự kiện này Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Có thể nói Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca cách mạng thời kỳ chống Pháp. Trong đó tác phẩm được chia thành hai phần. Phần đầu tái hiện giai đoạn gian khổ của cuộc kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đạt được những vẻ vang của cách mạng. Phần hai nói lên sự gắn bó, đoàn kết giữa người dân miền ngược với miền xuôi trong hoàn cảnh đất nước thái bình, qua đó ca ngợi công ơn của Bác Hồ, của Đảng. Đoạn trích trong sách giáo khoa chính là phần đầu của bài thơ khi nói về những hoài niệm về một thời kháng chiến, về một Việt Bắc đầy gian khó nhưng cũng chất chứa nhiều tình nghĩa.

Xem thêm:  Suy nghĩ về tình bạn tình yêu tuổi học đường- Văn lớp 12

cam nhan cua em ve bai tho viet bac cua to huu - Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình thức đối đáp quen thuộc thường gặp trong ca dao dân ca của dân tộc:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

Trong ca dao các màn đối đáp thường là giữa nam và nữ, đối đáp giao duyên còn Tố Hữu đã sáng tạo thành màn đối đáp để nhớ về cội nguồn. Cội nguồn là nơi đã từng sống, chiến đấu, nơi trải qua những năm tháng trường kỳ kháng chiến. Tố Hữu đã đưa ra khoảng thời gian cụ thể đó là “mười lăm năm”, là quãng thời gian tình quân dân thắm thiết. Mặc dù rời đi nhưng cả “mình” và “ta” đều nhớ tới nhau. Và ngay ở đầu bài thơ tác giả đã cho thấy tâm trạng quyến luyến của những người ở lại khiến cho người ra đi “dạ bồn chồn”, không đành lòng bước đi. Phải chăng khi sự gắn bó, thân thiết trong thời gian dài như vậy, với biết bao đắng cay, ngọt bùi cùng nhau trải qua nên cả hai khó lòng chấp nhận sự chia xa đó. Đáp lại tình cảm ấy, người ra đi cũng có những lời tâm tình:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”

Đây là một lời khẳng định giữa “ta” và “mình” như có một sự gắn kết thành một thể thống nhất, dù cho tách rời về khoảng cách địa lý nhưng tình cảm và tâm hồn thì không. Qua đó cũng khẳng định tình cảm đối với người ở lại đó là “mặn mà đinh ninh” là trước sau không thay đổi. Tấm lòng son sắt thủy chung như xoáy sâu vào người đọc, đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về sự đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống - Văn mẫu lớp 12

Trong nỗi nhớ của người ra đi có sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng. Thiên nhiên ấy không đứng đơn độc một mình mà được đan cài, xen kẽ với những ấn tượng về con người chân chất, tình nghĩa:

“Ta về mình có nhớ ta,

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

[…] Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Bằng năm cặp thơ lục bát tác giả đã khắc họa nên một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp và sinh động về thiên nhiên và con người Việt Bắc. gắn với cảnh đẹp là cuộc sống lao động bình dị của con người: làm nương rẫy, đan nón, hái măng… Những việc làm tưởng trừng như nhỏ bé nhưng lại góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Trong đó điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến bài thơ như tràn ngập trong tâm trạng nhớ thương của chủ thể trữ tình.

Bài thơ Việt Bắc còn đem lại những ấn tượng về đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trước tiên là sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc đi kèm với lối đối đáp thường thấy trong ca dao. Chính vì thế bài thơ dễ đọc, dễ thuộc và đi sâu vào lòng người qua đó thể hiện một cách phong phú, đa dạng tình cảm chân thật, sâu đậm ủa mình. Tiếp đó phải kể đến cách sử dụng đại từ xưng hô với sự biến hóa rất linh hoạt đó là cặp từ “mình” – “ta” biểu trưng cho hai đối tượng người đi, kẻ ở. Cùng với đó là các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ tượng trưng quen thuộc trong thơ ca Việt Nam.

Xem thêm:  Nghị luận về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn - Văn mẫu lớp 12

Có thể nói bài thơ Việt Bắc là một bài thơ mang lại cho mọi người cảm giác gần gũi, mộc mạc và quen thuộc. Đó như là một khúc tình ca, khúc hát ân tình về cách mạng, về cuộc kháng chiến. Một khúc hát đi sâu vào lòng người.

Mai Du