Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm

Nhà thơ trữ tình- chính trị – Tố Hữu, lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng cũng chính là tác giả của bài thơ “Việt Bắc” nổi tiếng đã để lại trong lòng người đọc biết bao dấu ấn không thể phai mờ về một thời vàng son, hào hùng của cả dân tộc.

– Mình về mình có nhớ ta? 
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. 
Mình về mình có nhớ không? 
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn. 

 Ngay từ bốn câu thơ đầu đã xuất hiện cặp đại từ xưng hô “ mình-ta” . Nội dung của lời hỏi:  2 câu lục đều chứa đựng nỗi băn khoăn của người ở lại , một trạng thái tình cảm , cảm xúc rất tự nhiên trong những cuộc chia ly.

Mười lăm năm thiết tha gắn bó, mười lăm năm nghĩa tình mặn nồng. Nếu hai chữ thiết tha diễn tả sắc thái tình cảm , nỗi nhớ của người đi thì từ mặn nồng lại thể hiện được cung bậc vô cùng sâu đậm của tình cảm thiết tha , gắn bó ấy. Nếu câu trên khơi gợi thời gian, câu dưới khơi gợi không gian, đó là một không gian khơi gợi tính ước lệ, lại vừa tiêu biểu cho khung cảnh quen thuộc của thiên nhiên Việt Bắc. Câu thơ gồm 2 vế tiểu đối mà nội dung tương hỗ lẫn nhau góp phần tô đậm nỗi nhớ: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn . Nếu “cây” và “sông” là những hình ảnh không hiếm gặp ở bất cứ miền quê nào , bất kì vùng đất nào thì núi và nguồn lại là những hình ảnh đặc trưng của Việt Bắc . Cách khơi gợi tình cảm ở đây cũng mang đậm phong vị của ca dao dân ca.

– Tiếng ai tha thiết bên cồn 
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi 
Áo chàm đưa buổi phân ly 
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… 

Bốn câu sau là lời đáp của người ra đi – Khung cảnh buổi phân ly. Ở bài thơ này cuộc chia ly có âm thanh, có tiếng nói. Nhà thơ dùng đại từ phiếm chỉ: “ai” lời thơ trở nên man mác hơn, chất chứa cảm xúc hơn. Khung cảnh “bên cồn” là không gian quen thuộc của Việt Bắc và điều quan trọng lời hỏi tha thiết của người ở lại đã tìm được sụ đồng vọng trong tâm tưởng người ra đi, điều đó được thể hiện ở câu 2 : “Bâng khuâng….”. Câu bát gồm hai vế tiểu đối bổ sung cho nhau cùng với đó là hai từ láy để tả tâm trạng: bâng khuâng và bồn chồn ( tâm trạng người phải ra đi nhưng không nỡ cất bước rời xa). Cặp lục bát thứ hai rất giàu giá trị tạo hình . hình ảnh “áo chàm” : hình ảnh hoán dụ chỉ con người Việt Bắc. Buổi phân ly: từ Hán – Việt duy nhất gợi không khí trang trọng của buổi chia ly . Câu bát đặc sắc ở cách ngắt nhịp :3/5 tô đậm ấn tượng về sự lưu luyến bịn rịn, nhớ thương , tay trong tay mà không nói nên lời.

– Mình đi, có nhớ những ngày 
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù? 
Mình về, có nhớ chiến khu 
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? 
Mình về, rừng núi nhớ ai 
Trám bùi để rụng, măng mai để già 
Mình đi, có nhớ những nhà 
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son 
Mình về, còn nhớ núi non 
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh 
Mình đi, mình có nhớ mình 
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa? 

Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong cuộc sống

Khổ thơ thứ ba ( 12 câu – 6 cặp lục bát ) lời hỏi của người ở lại. Khơi gợi kỉ niệm thiên nhiên Việt Bắc, cuộc sống Việt Bắc, kỉ niệm gắn với cách mạng và kháng chiến. Một thiên nhiên khắc nghiệt “ mưa nguồn…”. Cuộc sống Việt Bắc thì vô cùng gian khổ, thiếu thốn, câu 4 “ miếng cơm chấm muối, trám bùi để rụng , măng mai để già”. Cách mạng kháng chiến “ Hắt hiu…. lòng son”. Thời điểm có ý nghĩa quyết định , thời điểm lịch sử quan trọng ( địa danh lịch sử Tân Trào, Hồng Thái ) . Bao trùm tất cả là nghĩa tình nhân dân Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến . Nghệ thuật cặp đại từ “ mình” “ta” , điệp từ “nhớ” , sủ dụng các thành ngữ , cách nói quen thuộc mang đậm phong vị dân gian đối xứng giũa các vế câu. Đoạn còn lại là lời đáp của người về xuôi.

– Ta với mình, mình với ta 
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh 
Mình đi, mình lại nhớ mình 
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu… 
Nhớ gì như nhớ người yêu 
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương 
Nhớ từng bản khói cùng sương 
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. 
Nhớ từng rừng nứa bờ tre 
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy 
Ta đi, ta nhớ những ngày 
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… 

Từ câu 27 đến câu 52 là thiên nhiên Việt Bắc và nỗi nhớ của người ra đi. Bốn câu đầu khẳng định nghĩa tình như nước nguồn, thủy chung son sắt vang lên như một lời hứa, một lời thề: “không bao giờ vơi cạn”. Câu 25 đến câu 42 ( gồm 18 câu) : 9 cặp lục bát, bắt đầu bằng sắc điệu của nỗi nhớ: nhớ gì như nhớ người yêu . sự so sánh rất dân ca, ca dao, giàu giá trị biểu cảm, điểm mạnh của thơ Tố Hữu. Nỗi nhớ thì nồng nàn , thiết tha và sâu lắng. Địa danh : Ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lê. Sinh hoạt ở Việt Bắc “ sớm khuya bếp lủa, người mẹ nắng cháy lưng, tiếng mõ rừng chiều” . Sinh hoạt kháng chiến “ lớp học i tờ, giơ liên hoan, ngày tháng cơ quan , tuy gian nan vẫn lạc quan ( lạc quan vượt lên gian khổ). Tất cả những hình ảnh đó đều tập trung biểu hiện nghĩa tình gắn bó Việt Bắc – cách mạng kháng chiến , đây mới thực sự là chiều sâu của nỗi nhớ. Câu 32-34: “đắng cay ngọt bùi”.  Hay gặp trong ca dao “chia”,“sẻ”, “cùng” gắn bó đồng cam cộng khổ , chia bùi sẻ ngọt. Hình ảnh con người Việt Bắc mang đậm tình thương yêu , nhất là những phụ nữ , đặc biệt người mẹ Việt Bắc. Từ câu 43 đến 52 là bộ tranh tứ bình về Hoa và Người.

cam nhan cua em ve bai tho viet bac cua to huu - Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận của em về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Ta về, mình có nhớ ta 
Ta về ta nhớ những hoa cùng người 
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang 
Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình 
Rừng thu trăng rọi hoà bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. 

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Văn mẫu lớp 12

Nỗi băn khoăn “ mình có nhớ ta” hay không đâu chỉ là nỗi niềm riêng của người ở lại mà cũng là câu hỏi ám ảnh tâm trí người ra đi. Điều đó phù hợp với quy luật của tình cảm giữa những con người, những đôi lúa thiết tha gắn bó nhưng vì hoàn cảnh mà buộc phải xa nhau. Tám câu sau là bức tranh tứ bình thơ về Hoa và Người Việt Bắc thể hiện vẻ đẹp cổ điển. Tranh tứ bình vốn là một mô típ rất quen thuộc của thơ ca và hội họa phương Đông . Cảnh thì có : tùng, cúc, trúc, mai . Người thì có: ngư , tiều, canh ,mục. Vật thì có: long , ly, quy, phượng … Chỉ bốn cặp lục bát mà có cả hoa và người: tính hàm xúc của đoạn thơ. Câu lục tả hoa thì câu bát tả người. Lấy cảnh làm nền, trong những bức tranh ấy khung cảnh luôn luôn là cái nền trữ tình xinh đẹp , thơ mộng để từ đó ngời lên vẻ đẹp của con người Việt Bắc. Hoa Việt Bắc đã đẹp, con người lại còn đẹp hơn gấp bội.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng 
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây 
Núi giăng thành luỹ sắt dày 
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù 
Mênh mông bốn mặt sương mù 
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng. 

 Từ câu 53 đến câu 62 thể hiện khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến. Thời kì đầu của cuộc kháng Chiến chống Pháp, nhà thơ đã tái  hiện một cách sinh động chặng đường đầy gian khổ. Lúc này quân đội nhân dân Việt Nam còn non trẻ , vũ khí đạn dược lại vô cùng thô sơ. Trong khi đó giặc Pháp với tiềm lực quân sự và vũ khí hiện đại lại muốn đánh nhanh , thắng nhanh. Tương quan giữa ta và địch quả thực là không cân sức. Vậy mà bộ đội ta , nhân dân ta vẫn lập nên những chiến công phi thường. Nhưng rồi bọn giặc nhanh chóng lọt thỏm vào giữa vòng vây của thế trận chiến tranh nhân dân. Đoạn thơ mở ra một khung cảnh hoành tráng lại mang đậm chất tráng ca. Biện pháp nhân hóa được khai thác triệt để : “rừng cây, núi đá” cùng ta đánh giặc. Núi giăng thành lũy sắt, còn rừng là che chở cho bộ đội và bủa vây quân thù. Những hình ảnh ước lệ kết hợp với lối tiểu đối tạo ra sức mạnh của thiên nhiên và con người Việt Nam ( Việt Bắc). Giọng điệu những câu thơ vừa đĩnh đạc, vừa chan chứa tự hào: “ đất trời ta cả chiến khu môt lòng”- cả con người và thiên nhiên. Tác giả chuyển cung bậc cảm xúc bằng câu hỏi tu từ, hướng tới những người về xuôi mà hỏi : “ ai” – đại từ. Mục đích của lời hỏi là để khơi gợi những kỉ niệm gắn với những chiến công. Trong vòng 4 câu thơ thấy một loạt địa danh gắn với những trận đánh , nhũng chiến dịch thuộc về một thời kì lịch sử khôn thể nào quên của dân tộc ta ; Phủ Thông, Đeò Giang , Sông Lô, Phố Ràng. Phép điệp cộng với lối liệt kê tạo ra những câu thơ có kết cấu trùng điệp, tạo ấn tượng những chiến công kể mãi không hết.

Ai về ai có nhớ không? 
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng 
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng 
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà… 
Những đường Việt Bắc của ta 
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung 
Quân đi điệp điệp trùng trùng 
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 
Dân công đỏ đuốc từng đoàn 
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. 
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. 
Tin vui chiến thắng trăm miềm 
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về 
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê 
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. 

Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con đường mòn phân chia ranh Giới hai bên nghĩa địa trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Từ câu 63 đến câu 74 : Thời kì phản công đầy vẻ vang của cuộc kháng chiến. Tất cả những gì tác giả miêu tả về mặt thời gian như vừa mới diễn ra tạo ấn tượng rất sinh động , rất cụ thể, rất tươi mới. Không gian được mở ra ở mọi chiều trong đó hình ảnh đậm nhất là hình ảnh những con đường Việt Bắc. Chưa bao giờ hình ảnh những con đường Việt Bắc lại đi vào trong thơ Tố Hữu với niêm tự hào mạnh mẽ, khỏe khoắn đến như thế. Cùng với hình ảnh những con đường là hình ảnh những đoàn quân . Để thể hiện hình ảnh những đoàn quân, tác giả bắt đầu bằng việc miêu tả “ Quân đi điệp điệp trùng trùng” gợi ra hình ảnh đoàn quân dài vô tận , thể hiện sự trưởng thành kì diệu của quân đội nhân dân Việt Nam. Hình ảnh đoàn quân còn được miêu tả cụ thể bằng cả âm thanh và ánh sáng: tiếng bước rầm rầm của cả đoàn quân, ánh sáng từ ánh sao đầu súng “ dân quân đỏ đuốc từng đoàn, dân công đèn pha bật sáng”. Biện pháp tu từ : so sánh, lối nói mang tính ước lệ, cường điệu “ Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” . Những câu thơ tập hợp nhiều thành phần bộ đội : bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, dân công… Trong tám câu thơ. Tác giả đã thể hiện một cách hàm xúc , sinh động, một giọng thơ trang trọng mang đậm màu sắc sử thi và cả hứng lãng mạn.

Bốn câu thơ cuối . Đoạn thơ như một bản tổng kết những chiến công , vang dội trên khắp mọi miền đất nước . Từ Hòa Bình, Điện Biên cho tới vùng Đồng Tháp Mười xa xôi và cả vùng đất An Khê ( Tây Nguyên) . Điệp từ “ vui” : 4 lần thể hiện niềm vui chiến thắng khắp cả nước và chiến công nối tiếp chiến công.

Bài thơ đã ca ngợi khí thế hào hùng và những chiến công vang dội của quân dân Việt Bắc và của quân dân trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm xứng đáng được xếp vào những giá trị trường tồn mãi với thời gian của dân tộc Việt Nam.

Nhẫn Đông