Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Nhắc đến các vị danh tướng tài ba lỗi lạc lưu danh sử sách thì không thể không nhắc đến Phạm Ngũ Lão. Ông vừa là danh tướng, vừa là thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Sáng tác của Phạm Ngũ Lão đến nay lưu giữ lại không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng xuất sắc và bài thơ Tỏ lòng chính là một sáng tác làm nên tên tuổi của thi sĩ. Trong bài thơ này, Phạm Ngũ Lão đã gửi gắm những tư tưởng về tình yêu nước thương dân cũng như khát vọng được cống hiến cho sự nghiệp của đất nước.

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng của nhà Trần. Ông đã thể hiện sự yêu mến và niềm tự hào của những người lính chiến đấu trong quân đội nhà Trần. Những người lính ấy hiện lên trong thơ của Phạm Ngũ Lão một cách thật oai hùng:

Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu

cam nhan ve bai tho to long - Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

Phạm Ngũ Lão đã mở đầu bài thơ với một hình tượng kì vĩ và tráng lệ. Nó mang tầm vóc to lớn của cả giang sơn. Hai chữ hoành sóc nhằm chỉ những người anh hùng tay cầm ngang ngọn giáo tung hoành ngang dọc. Họ không quản thời gian mệt mỏi suốt bao kỷ thu để kiên cường chiến đấu khắp muôn nẻo giang sơn. Trong câu thơ có chứa đựng cả chiều dài của thời gian và chiều rộng của không gian. Qua đây đã thể hiện được tư thế của những người chiến sĩ thuở bình nguyên khi ra trận chiến đấu. Để giành được chiến thắng trước quân thù thì sức mạnh của bản thân mỗi người là chưa đủ, nó còn dựa vào sự đoàn kết của những người lính. Ở đây nhà thơ đã dùng hình ảnh nuốt trôi trâu để cho thấy sức mạnh của quân và dân to. Lũ giặc có hung hãn như thế nào, mạnh như thế nào thì cũng không làm lung lay được ý chí của chúng ta. Qua hình ảnh  này, tác giả đã khơi nguồn cảm hứng, tự hào của muôn dân trước những cống hiến của những người anh hùng thời ấy.

Xem thêm:  Nghị luận: Từ hiện tượng văn hóa nước ngoài tác động đến Việt Nam, anh chị hãy viết 1 bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lòng tự tôn dân tộc

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

Khi đã ra trận, người nam nhi luôn giữ trong mình tâm thế phải chiến đấu hết mình để lập được chiến công, giành lại được độc lập cho dân tộc. Đó là khát vọng chung của tất cả các bậc nam nhi thời bấy giờ. Là nam nhi, trụ cột của đất nước, sức mệnh trách nhiệm đang được giao trên đôi vai của họ đó chính là sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ai cũng mong ước lập nên chiến công và họ sẵn sàng hi sinh để thực hiện ước mơ của mình. Còn điều gì hạnh phúc và vui sướng hơn khi tên tuổi của mình được sánh ngang với Vũ Hầu Gia Cát Lượng. Phạm Ngũ Lão qua câu thơ này đã nhắc tới tài năng của Vũ Hầu như một tấm gương sáng, một điển cố điển tích mà muôn đời cần noi gương. Nhà thơ muốn những tướng sĩ của mình cũng phải luôn trau dồi học tập và rèn luyện lòng dũng cảm để không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Trong chiến đấu, chỉ một chút lơ là cũng khiến ta thua cuộc. Ở đây, ta cũng bắt gặp tư tưởng về chí làm trai quen thuộc mà có lần Nguyễn Công Trứ cũng nhắc đến:

Đã có tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ có nghĩa là đã sinh ra trên thế gian này thì phải được cống hiến, phải được ghi danh với non sông có như vậy mới không hổ thẹn với cha mẹ, với vua cha. Phạm Ngũ Lão nhắc đến thuyết Vũ Hầu và nhìn lại những công lao của mình, ông vẫn cảm thấy thẹn và chưa hài lòng.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ mưa xuân của Nguyễn Bính ngữ văn 12

Với việc lựa chọn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từng câu chữ trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão đều như một lời khẳng định hào hùng và đanh thép về ý chí chiến đấu cũng như khát vọng cống hiến của tác giả đối với đời. Qua bài thơ này tác giả cũng bộc bạch nỗi lo lắng và mong muốn được phục vụ cho đất nước. Mong muốn ấy thật khiến cho người đọc khâm phục biết bao nhiêu.

Thu Thủy

Topics #bài thơ Tỏ lòng #cảm nhận bài thơ Tỏ lòng #cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng #văn cảm nhận