Để bài: Nghị luận xã hội về quan điểm "Học đi đôi với hành"

Bài làm

Nghị luận xã hội về “Học đi đôi với hành” – Học tập là con đường nhanh nhất dẫn ta đến với thành công. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách để học sao cho hiệu quả. Có những người gồng mình bên trang sách, nắm kiến thức tốt nhưng khi ra ngoài xã hội họ lại tỏ ra lung túng, không biết phải vận dụng kiến thức đó như thế nào cho tốt. Và để có thể đạt được kết quả cao nhất trên con đường học tập chúng ta nên áp dụng phương pháp “Học đi đôi với hành” mà ông cha ta đã lưu truyền qua biết bao thế hệ.

Vậy câu nói này có ý nghĩa như thế nào? Tại sao nó lại được coi là phương pháp học tập hiệu quả? Trước tiên ta cần nắm được “học” là gì và “hành” là gì? Theo đó, học là quá trình chúng ta lĩnh hội và tiếp thu kiến thức từ nhưng nguồn khác nhau. Chúng ta có thể học qua sự giảng dạy của thầy cô, qua sách vở, internet, hay học từ bạn bè, từu chính cuộc sống hằng ngày. Mục đích của việc học là trau dồi kiến thức, làm phong phú tầm hiểu biết của bản thân, nâng cao và phát triển trí tuệ từ những kiến thức của xã hội. Còn “hành” là gì? Hành là quá tình ta vận dụng, thực hành những kiến thức mà ta đã học, đa tiếp thu được vào lao động sản xuất thực tế. Việc thực hành vừa giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu cặn kẽ hơn vừa để kiến thức bộc lộ hết giá trị của mình vào việc phục vụ cuộc sống con người. Học và hành cái nào quan trọng hơn, không ai có thể đem chúng lên để mà cân đo đong đếm rồi ấn định học quan trọng hơn hay hành quan trọng hơn. Nó là hai mặt của con đường học tập, có giá trị ngang nhau, tồn tại song hành không thể thiếu một trong hai được. Nếu chúng ta chỉ biết học lý thuyết mà không thực hành thì nhưu vậy cũng chẳng thể nào mà vẫn dụng kiến thức ấy vào thực tế được. Và cũng chẳng có ai không học lí thuyết mà lại biết thực hành. Lý thuyết giúp thực hành được trôi chảy, chính xác, còn thực hành giúp chúng ta hiểu sâu hơn, cặn kẽ hơn về vấn đề. Chúng tồn tại sánh đôi, cái này bổ sung cho cái kia, không thể tách rời.

Xem thêm:  Phân tích người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên

nghi luan xa hoi ve hoc di doi voi hanh - Nghị luận xã hội về học đi đôi với hành

Nghị luận xã hội về học đi đôi với hành

Tại sao học lại phải đi đôi với hành? Điều này rất dễ hiểu. Lượng kiến thức mà chúng ta tiếp thu nếu không vận dụng nó vào thực tế thì nó cũng chỉ là kiến thức chết, mãi đứng im một chỗ và không thể phát huy được hết giá trị của mình vào thực tế. Vậy thì con người học cũng chẳng để làm gì. Kiến thức lý thuyết ấy sẽ chỉ nằm trong bộ não con người rồi đến một ngày nào đó sẽ vơi dần và mất đi bởi trí nhớ cũng là một phạm trù có giới hạn và luôn thay đổi theo thời gian. Chẳng một ai có thể ghi nhớ được tất cả chính xác từ đầu đến cuối. Rồi ta cũng sẽ quên, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Nhưng khi ta vận dụng kiến thức ấy vào thực tế, nó đã được truyền từ bộ não, qua bàn tay rồi đi vào những kiểm nghiệm xác thực. Thông qua thực hành, người học sẽ nắm chắc kiến thức hơn, hiểu rõ về nó hơn là việc ta chỉ lắng nghe thầy cô giảng dạy hay đọc câu chữ trên sách báo bởi vì “Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có chân có mắt mới tiến được. Có biết mới làm, có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất”.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Học đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đắn, đem lại hiệu quả cao. Học để lấy kiến thức, lấy cái căn bản cho hành, còn hành là để trau dồi, củng cố vững chắc lượng kiến thức mà ta tiếp thu được. Học mà không hành thì không thể phát triển còn hành mà  không có học thì cũng không chắc chắn, thấu hiểu hết. Điển hình như môn Tiếng Anh, nhất là phần nói, chúng ta chỉ học câu chữ, ngư pháp thôi thì không đủ, ngoại ngữ phải được phát ngon thường xuyên thì tự nhiên nó sẽ trôi chảy. Chỉ biết chữ mà không nói nên lời thì cũng như vứt đi, chẳng giúp ích gì cho giao tiếp cả. Có học cũng không giám nói ra vì ít được thực hành nên luôn cảm giác lo sợ hoặc ngại ngùng vì sợ mình nói sai, người ta cười và cứ như thế chúng ta có học nhiều đến đâu, khi gặp người nước ngoài cung chẳng giám bắt chuyện dù cho ngữ pháp và từ vựng ta nắm rõ. Nhưng thực tế lại cần những người biết giao tiếp hơn là những người giỏi lí thuyết. Ở những môn Lý, Hóa, ngoài việc học lí thuyết, chúng ta phải thường xuyên thực hành. Những công thức hóa học phải được thực hiện bằng các thí nghiệm thực tế thì học sinh mới nắm rõ và hiểu rõ hơn về bản chất. Nhất là các ngành nghề sửa chữa, nếu không biết thực hành thì lượng kiến thức cũng coi như vất đi, học hay không bằng  tay quen. Khi ta vừa học lí thuyết vừa được thực hành trên máy móc thì chúng ta mới đúng hướng, đúng mục đích của việc học. Qua thực hành, lí thuyết mới được ghi nhớ sâu hơn vào trong bộ não con người.

Xem thêm:  Màu sắc Nam Bộ trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Thực tế cho thấy rằng, nếu tách riêng học và hành ra thì dù người học có giỏi đến đâu khi ra ngoài xã hội cũng chỉ là  một kẻ vo dụng. Có những người, ở trường học rất giỏi, lý thuyết có thể đọc vanh vách nhưng sau khi ra trường họ lại không có được một công việc đúng chuyên ngành vì không thể áp dụng kiến thức ấy vào thực tế. Có những người tốt nghiệp giỏi thậm chí suất xắc nhưng ngay đến một bản  CV hoàn chỉnh cung không viết nổi. Và rồi, tương lai của họ cung chẳng bằng một người học khá nhưng năng động, linh hoạt.

Như vậy, học đi đôi với hành là phương pháp học đúng đắn, hiệu quả. Chúng ta nên biết áp dụng phương pháp này vào thực tế bản thân để gặt hái được những kết quả tốt nhất.

Seen