Đề bài: Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài làm

Sự chia ly, đó là điều mà không ai mong muốn nhưng cuộc sống vẫn có những lúc chúng ta phải chấp nhận sự thật ý. Chia ly khi tình cảm đang mặn nồng khiến cho người ta trở nên bị rịn. Tố Hữu đã viết về cuộc chia ly giữa người quân dân và người lính trong sự bị rịn khôn nguôi ấy. Tình cảm quân dân, đó là thứ tình cảm bền chặt mà không thứ tình cảm nào có thể so sánh được. Chỉ trong 8 câu thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, nhà thơ đã làm nổi bật lên cảm xúc của con người trong buổi chia ly, khiến cho người đọc cũng phải nghẹn ngào:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Những câu thơ giống như một khúc giao của lòng người. Những câu thơ đã đặt ra vấn đề tư tưởng, tình cảm rất bức thiết. Cuộc sống hòa bình thì ai cũng thích nhưng liệu rằng sự yên vui có khiến người ta quên đi những năm tháng gian khổ, nghĩa tình hay không?

phan tich 8 cau dau bai tho viet bac - Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Đứng trước vấn đề tư vậy, nhà thơ Tố Hữu đã viết những lời thơ như để nhắc nhở con người, làm lay động lòng người bằng cách ôn lại một thời kháng chiến gian khổ. Nhắc con người nhớ lấy máu xương và nghĩa tình sâu nặng của nhân dân, nhắc con người giữ lấy tình cảm thủy chung của nhân dân đối với Cách mạng. Điều này không chỉ có ích lúc bấy giờ mà còn có ích với cả mai sau. 8 câu thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc đã tái hiện một Việt Bắc trong tình yêu và nỗi nhớ của anh cán bộ miền xuôi. Câu thơ như lời hát, như một bài ca trữ tình – chính trị. Nội dung thơ thể hiện sự bịn rin, lưu luyến và bâng khuâng của kẻ đi và người ở lại trong ngày chia tay. Ở đây, 4 câu thơ đầu là lời của người ở lại, tức là người dân còn 4 câu thơ sau là lời đáp của kẻ đi.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài - Văn mẫu lớp 12

Cách Tố Hữu để cho người ở lại lên tiếng trước khiến người đọc cảm giác như đang được trở về với những câu ca dao dân ca giao duyên trước đây. Sợ rằng người đi sẽ quên nên người ở lại đã gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm với biết bao gian khổ. Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ nên một khung cảnh ly biệt làm cho khung cảnh cũng nhuốm màu chia ly. Cùng với đó là việc nhà thơ sử dụng cụm từ mình – ta đã tạo ra cảm giác xa xôi trăn trở và ở giữa là tình cảnh băn khoan day dứt của người ở lại.

Chính vì không kìm nén được cảm xúc trong lòng nên người ở lại đã đưa ra câu hỏi dồn dập, tha thiết rằng có nhớ ta, có nhớ không? Ở đây ta có thể cảm nhận được người ở lại đang sợ người đi trở về thành thị xa xôi vui nhộn mà quên hết kỉ niệm nơi này. Người ở lại đã đặt ra 2 câu hỏi, một câu hỏi về thời gian và một câu hỏi về thời gian. Thời gian ở đây chính là 15 năm, một quãng thời gian không quá dài nhưng cũng không quá ngắn. Nó đủ để cho con người ta gắn bó với nhau và có với nhau những kỉ niệm êm đẹp.

Không gian ở đây là cảnh và người Việt Bắc. Đối với người kháng chiến, người ở lại đã dành cho biết bao tình cảm. Núi rừng Việt Bắc cũng dành nhiều tình cảm cho người lính. Câu thơ có nhắc đến cây và núi, sông và nguồn. Cây có quan hệ với núi, dòng chảy của sông bắt đầu từ nguồn. Người ở lại hẳn mong muốn người đi nhìn thấy cây, nhìn thấy sông thì nhớ về núi rừng Việt Bắc. Câu thơ khiến người đọc nhớ đến câu ca dao Con người có tổ có tông, Như chim có tổ như sông có nguồn. Mặc dù đặt ra câu hỏi nhưng người ở lại cũng đã tự thể hiện sự thủy chung của mình dù hoàn cảnh có đổi thay như thế nào đi chăng nữa. Đáp lại tình cảm của người ở lại, người ra đi đã nói rằng:

Xem thêm:  Bình luận bài Đò Lèn của Nguyễn Duy

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Những câu thơ chứa chan tiếng lòng của người ra đi. Mặc dù không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại nhưng người ra đi cũng đã thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi của mình. Người ra đi im lặng là để lắng nghe tâm tư của người ở lại. Thay vì diễn tả trực tiếp thì câu trả lời được diễn tả bằng sự bâng khuâng trong tâm hồn đầy nhớ thương.

Nếu như người ở lại nói thiết tha thì người ra đi lại nghe thiết tha. Nó tạo nên một sự hô ứng đồng vọng khiến người đọc cảm nhận được sự gần gũi và thân thương. Chưa hết, nhà thơ còn sử dụng nhiều từ láy giàu sức gợi cảm như bâng khuâng, bồn chồn,… để làm rõ hơn sự lưu luyến nghẹn ngào của kẻ ở, người đi trong giờ phút chia tay.

Đôi khi, vì có quá nhiều cảm xúc nên người ta chẳng thể nào nói ra được thành lời. Vậy cho nên kẻ ở và người đi chỉ biết cầm tay nhau nghẹn ngào. Trong những câu thơ này, tác giả đã nhắc đến hình ảnh áo chàm, một hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho toàn bộ người dân Việt Bắc trong ngày tiễn biệt. Hình ảnh áo chàm đưa buổi phân ly gợi nhắc về thứ tình cảm thủy chung sâu nặng:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa

Có thể thấy, những ấn tượng ban đầu đã tác động đến người ra đi: Tiếng ai tha thiết bên cồn. Ở đây, ai là một đại từ không xác định. Đó có thể là nhân vật đang xuất hiện ở trước mắt người ra đi nhưng cũng có thể là bất cứ người dân Việt Bắc nào dã cùng sống, cùng làm việc và cùng sinh hoạt với người ra đi. Cho dù hiểu theo các nào thì âm thanh tiếng nói tha thiết ấy cũng đã tác động mạnh đến người đi. Đó là âm thanh ngọt ngào, thiết tha và sâu lắng. Dường như âm thanh ấy đã gọi về những kỉ niệm, gọi về những buổi trò chuyện tâm tình hay gọi về mối tình keo sơn gắn bó giữa người ở và người đi.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu - Văn mẫu lớp 12

Âm thanh tha thiết ấy có lẽ là chất xúc tác khiến cho người ra đi Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi. Với cách ngắt nhịp 4/4 và hai vế tiểu đối trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài đã thể hiện rõ sự bồn chồn thấp thỏm của người ra đi. Tuy có đối lập nhưng ta vẫn thấy được sự tương đồng trong cảm xúc và hành động.

Ở cuối dòng thơ, tác giả để dấu 3 chấm như nốt nặng không lời nhưng nó lại quý giá hơn nhiều so với lời nói. Sống với nhau 15 năm, một cái cầm tay cũng đủ để nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn này. Nhịp thơ trong câu thơ kết đoạn có sự thay đổi khác thường. Nó không chỉ tạo nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà nó còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm. Qua đó, nó cũng diễn tả sự khác lạ trong diễn biến tình cảm của kẻ ở và người đi.

8 câu thơ đã miêu tả tiếng lòng của người đi, kẻ ở trong buổi chia tay thể hiện thông qua lối đối đáp quen thuộc thường thấy trong ca dao, dân ca. Cách sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta giống như một khúc hát giao duyên đằm thắm, nghĩa tình. Mình và ta là hai nhưng lại như là 1, hòa hợp với nhau trong cảm xúc, thể hiện sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân và cách mạng. Bài thơ Việt Bắc chính là câu chuyện chia ly khiến chúng ta lắng đọng. Dù chỉ đọc 8 câu thơ đầu lên thì người đọc cũng có thể cảm nhận một cách sâu sắc đặc trưng chữ tình chính trị của thơ Tố Hữu.

Tố Hữu

Topics #phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc #phân tích bài thơ #phân tích bài thơ Việt Bắc #văn phân tích