Đề bài: Phân tích bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên
Bài làm
Cứ mỗi độ xuân về thì trên khắp nẻo đường như thay đổi vui tươi hơn mọi ngày. Tiết trời ấm áp và lòng người như cũng vui vẻ hơn biết bao nhiêu, nhìn những câu đối đỏ ta như lại sực nhớ trong mình một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên thông qua bài thơ “Ông đồ”.
Có thể nhận thấy được chính bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Khi mà Nho học đã bị thất sủng thì lúc này đây người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây và bỏ dần chữ nho.
Ngay ở hai đoạn đầu bài thơ “Ông đồ” thì tác giả Vũ Đình Liên cũng đã lại giới thiệu những ngày huy hoàng của ông đồ thông qua các câu thơ:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Thực sự cũng chính những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Ông đồ là người viết câu đối thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận biết bao nhiêu, trước bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Khi đỗ đạt đã các thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì cũng ông cử thành những ông tú, chứ ông đó là chưa đỗ đạt gì công chưa thành, danh chưa toại thì cũng lại đành về quê dạy học, bốc thuốc. Trong những ngày tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè thì âu chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Thông thường thì chữ thì cho chứ ai lại bán. Kỳ thực bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời đại, và mọi người luôn luôn yêu quý và cũng thán phục cái thú chữ mà bà con không biết. Có thể nhận thấy được cũng chính lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ chút nào mà thậm chí còn có thể ông còn tủi nữa. Nhưng chắc chắn rằng nó cũng đã phần nào an ủi được ông nhiều.
Tác giả Vũ Đình Liên như cũng đã giới thiệu cùng với hoa đào nở thì ông đồ lại xuất hiện. Mà hoa đào một năm mới có một lần cho nên người ta tranh nhau ra xem ông đồ viết chữ. Lúc này đây thì ông đồ vẫn còn sống được trong xã hội dường như có biết bao nhiêu biến động. Thế nhưng điều đó không xảy ra mãi được mà ý thích của những người dân dường như cũng đã thay đổi theo thời gian. Những lớp người mới lớn họ đâu có liên quan gì với chữ tượng hình kia, xã hội thay đổi con người đổi thay nên cái ý thích chơi chữ như đã vắng bóng dần.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Đoạn thơ như gợi nhắc lúc này đây ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết thời và không còn công chúng đón nhận nữa. Năm nay cũng như mọi năm thì ông đồ lại bày tàu mực giấy đỏ ra, cảnh vật vẫn vậy thế nhưng không còn người thuê viết nữa. Đó chính là một hiện thực, thế rồi nhà thơ Vũ Đình Liên còn thổi thêm vào đó những nỗi lòng của mình qua hình ảnh mực động, hay lá vàng rơi trên giấy,… Thực tại hiện ra một dáng hình ông đồ như thật buồn tủi biết bao nhiêu. Đoạn thơ như đối lập lại với đoạn thơ ở trên, nếu ở đoạn thơ trên là một sự đông đúc ai ai cũng ngưỡng mộ chữ viết của ông đồ. Thì cho đến khổ thơ này lại là một nỗi tủi hờn khôn nguôi.
Đoạn thơ cuối dường như cũng đã lại miêu tả được một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết mà tác giả Vũ Đình Liên ghi lại:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Mọi thứ đã theo quy luật, hoa đào lại nở thế nhưng cho đến năm nay thì ông đồ không còn ở đấy nữa. Thông qua câu thơ người đọc cảm nhận được một xã hội như đang chới với, không ai để ý cho đến khi không thấy bóng dáng của ông đồ nữa. Thông qua đây nhà văn Vũ Đình Liên như muốn nói rằng cái bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, đâu phải cái bóng dáng của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại hơn nữa đó cũng chính là cái bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Nhà thơ như đặt ra câu hỏi những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? Dường như đã có sức gợi sự bâng khuâng luyến nhớ, một sự tiếc khôn nguôi.
Bài thơ “Ông đồ” thực sự là một trong những sáng tác độc đáo và tuyệt hay của Vũ Đình Liên. Bài thơ đã thể hiện được nỗi niềm, một niềm thương cảm của nhà thơ trước bóng dáng của một thời đại đã suy tàn. Lối việc dễ hiểu, hình ảnh gợi thương gợi nhớ khiến cho bài thơ như một dấu ấn khôn nguôi trong lòng độc giả.
Minh Tân