Đề bài: Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Cùng với tiến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954, căn cứ cách mạng chuyển từ căn cứ địa Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc nhân dịp này.
Chiến dịch Điện Biên Phủ và hiệp định Genever được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, căn cứ địa chuyển từ Việt Bắc về Hà Nội. Giữa lúc lòng người đang lâng lâng, xúc động trong cuộc chia tay kẻ ở – người đi, nhà thơ đã viết nên một Việt Bắc với không gian núi rừng bao la hùng vĩ, con người cách mạng đôn hậu, thắm tình quân dân cao đẹp.
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
Bài thơ được xây dựng nên bằng những cặp đối đáp tâm tình với những câu thơ lục bát. Đoạn thơ mở đầu như lời đối đáp tâm tình giữa chàng trai và cô gái trong cuộc hẹn gặp chia ly. Cô gái – những người ở lại như muốn gạn hỏi người yêu – những chiến sỹ cách mạng sau bao năm cùng nhau sống cống hiến tại chiến khu Việt Bắc liệu có còn nhớ đến quãng thời gian “mười lăm năm” gắn bó.
Phân tích bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu
Người ở lại gạn hỏi người đi xa, luôn mong muốn nỗi nhớ trong thâm tâm những người ra đi vẫn mong ngóng hình bóng xâu thẳm trong trái tim những người cách mạng. “Nhìn cây nhớ nũi, nhìn sông nhớ nguồn” là câu thơ thể hiện tình cảm gắn bó đặc biệt của người ở lại với người đi xa, tình cảm ấy luôn nằm trong tim của những người ở lại, những người hậu phương luôn gắn bó với cách mạng.
“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Những tình cảm nồng hậu ấy của người ở lại lại một lần nữa được thể hiện ở khổ thơ tiếp khi hình ảnh “Áo chàm đưa buổi phân ly” là hình ảnh những đồng bào vùng căn cứ địa Việt Bắc trong buổi chia ly, hình ảnh áo chàm gần gũi với cuộc sống của con người đặc biệt là người dân Việt Bắc, áo chàm là những người ở lại, những đồng bào ở lại tiễn các anh về thủ đô đầy nắng và gió.
“- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”
Đoạn thơ tiếp nói về tình cảm gắn kết giữa con người trong kháng chiến, những kỷ niệm vẫn mãi sống mãi cùng với thời gian, những kỉ niệm gian khổ làm sáng lên tình đoàn kết của con người. Con người cùng những kỷ niệm tháng năm làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của lịch sử. Với những địa danh, với những kỷ niệm càng làm rõ nên chiến thắng ấy càng vẻ vang, oanh liệt nhường nào.
“Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Khổ thơ tiếp đã khẳng định tình cảm của những người kháng chiến, trong chiến tranh đạn lửa, những tình cảm quân – dân thêm thắm thiết, tình cảm ấy càng là một trong những vũ khí chống lại kẻ thù xâm lược.
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.”
Những kỉ niệm không thể nào quên chính là những điều đáng quý nhất, cùng với con người, thiên nhiên cũng đứng lên đánh giặc, giành lại quê hương máu thịt. Rừng che bộ đội, tham gia vây bắt quân thù, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng cùng tạo thành một làn sóng đoàn kết đồng lòng vĩ đại, thiên nhiên cùng con người hòa mình đánh giặc, chống lại đế quốc thực dân xâm lược.
“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào”
Bài thơ kết thúc như là những tình cảm kính yêu và biết ơn với cụ Hồ – Vị cha già của dân tộc, người đã sáng suốt tìm ra con đường cách mạng để rồi dẫn lối cách mạng ta đi đến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời đã đánh dấu mốc trong lịch sử văn học dân tộc.
Hà Vũ Hường