Phân tích hình tượng con sông Đà trog tùy bút Người lái đò sông Đà

Bài làm

Người đọc có thể nhận thấy được rằng tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân luôn luôn mang được sự uyên bác, sự tài hoa đã không quản ngại nhọc nhằn mà có khai thác được những cảm giác, liên tưởng mang hình ảnh thật đẹp và phong phú. Nhà văn luôn đi tìm “chất vàng 10 đã qua thử lửa” trong mỗi một con người. Nguyễn Tuân đã có một chuyến đi thực tế ở vùng Tây Bắc và cũng từ đây tùy bút “Người lái đò sông Đà” ra đời và mang một giá trị sâu sắc. Hiển hiện nổi bật trong tùy bút thì hình ảnh con sông Đà hiện lên thật đẹp biết bao nhiêu. Con sông Đà với sự hung bạo, trữ tình và mang được cả sự lãng mạn, thơ mộng biết bao nhiêu khi được Nguyễn Tuân miêu tả thật chân thực và sâu sắc với tài năng của chính mình.

Sông Đà chính là dòng sông mà đã được bắt nguồn từ huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Con sông Đà dường như cứ đi qua một vùng núi ác, đến gần nửa đường xin nhập quốc tịch Việt Nam. Sông Đà lúc này đây thì cũng lại có tổng cộng 73 con thác dữ và nó lại có tổng chiều dài là 983 km. Nếu con sông Đà mà chỉ hiện lên bằng những thông tin, số liệu như vậy thì người ta như cũng thật khó có thể hình dung ra vẻ đẹp ẩn chứa của con sông Đà. Thông qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, con sông Đà trở nên có tính cách phong phú, cũng như hiện lên thật phức tạp, như một cố nhân mà Nguyễn Tuân đã miêu tả đó chính "lắm bệnh lắm chứng, thế rồi chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy".

Sông Đà hung bạo được nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa bằng các chi tiết đó chính là việc lắm thác nhiều ghềnh. Người đọc chúng ta dường như không bao giờ có thể quên được những câu nói của dân gian đó là "Đường lên Mường Lễ bao xa – Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh" (Ca dao) và chính cái hung bạo ấy còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó như thật rợn người, khác lạ với các con sông khác ngay từ câu “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu". Sông Đà chính là một dòng chảy riêng, nó dường như không khuôn mình vào lẽ thường. Người đọc cũng lại có thể cảm nhận được chính cái vẻ nguy hiểm của sông không chỉ được thể hiện qua thác nghềnh thôi đâu mà hơn hết đó còn chính "đá bờ sông, thế rồi cũng dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng ngôn từ cũng thật đặc sắc và cũng thật là táo bạo biết bao nhiêu “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Khi đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Thế rồi cũng lại có quãng con nai con hổ đã có lần nhanh vọt từ bờ này sang bờ kia. Khi mà ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện". Người đọc cũng có thể cảm nhận được cũng chính bằng nghệ thuật so sánh độc đáo và hấp dẫn  như vậy thì nhà văn Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm của dòng sông đó chính là một nơi hẹp như thế mà lưu tốc dòng nước vốn nhanh bây giờ lại trở nên xiết vô cùng khiến con người ai ai cũng hoảng sợ.

Xem thêm:  "Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Anh (chị) hãy bình giảng khổ thơ dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên: "Con sóng dưới lòng sâu(...) Hướng về anh một phương"

Cũng như đoạn văn miêu tả chân thực "quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cũng như lại cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy". Chính với việc kết cấu trùng điệp, tác giả Nguyễn Tuân dường như cũng đã làm rõ sự nguy hiểm của con sông Đà như một con thủy quái thật hung dữ, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào non.

phan tich hinh tuong con song da trog tuy but nguoi lai do song da - Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà

Phân tích hình tượng con sông Đà

Con sông Đà thật ghê sợ khi có cả những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa. Câu văn miêu tả thật chân thực cảnh những cái hút nước hãi hùng "Ta như thấy nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn vậy. Và không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, người ta thấy thuyền nào qua cũng chèo nhanh nhanh để có thể lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới". Thật là những cái bẫy ghê sợ, chết người!

Xem thêm:  Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

Hết hút nước lại đến tiếng thác réo nghe càng ghê sợ hơn! Những câu văn miêu tả thật sinh động đó là "Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng thật hay cũng như sáng tạo của chính tác giả Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nó như cũng thật là nguy hiểm vô cùng. Lần đầu tiên người ta như cũng nhận thấy được cũng chính trong thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả nước. Thực sự đây cũng chính là hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau. Và người ta như nhận thấy được có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được điều đó. Ông quả là một nghệ sĩ bậc thầy mà tác gải Nguyễn Tuân đã xây dựng lên thật đẹp.

Độc giả còn cảm thấy được cảnh tượng con sông Đà như thật hung dữ đó chính là khi phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm đó chính là "sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này". Con sông Đà đã nhanh chóng giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm. Người lái đò phải dùng sức của mình để có thể thoát khỏi những trùng vi thạch trận mà sự sống và cái chết như cách nhau trong gang tấc. Thông qua đó người ta cũng đã cảm nhận được con sông Đà như thật hung bạo biết bao nhiêu.

Xem thêm:  Nêu cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo

Bên cạnh đó Nguyễn Tuân cũng đã lại nhìn nhận được con sông Đà đâu chỉ lắm thác nhiều ghềnh đầy hiểm nguy cho người lái đò đâu. Mà con sông Đà như hiện lên với biết bao nét thơ mộng, trữ tình. Làm sao mà không hình dung ra những câu văn miêu tả thật chân thực đó là "Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân". Người đọc như cũng nhận thấy được đây cũng chính là một cách so sánh tài hoa, phong tình. Người ta như cũng có thể cảm nhận được nước Sông Đà còn thay đổi theo mùa mà mùa nào cũng thật đẹp, đẹp nhất chính là mùa xuân và mùa thu.  "

Con sông Đà được nhà văn Nguyễn Tuân như cũng đã lại gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi giống như những áng thơ năm nào: "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu", làm cho người đi rừng dài ngày " và cũng lại nhanh chóng vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm kéo đến, hơn nữa niềm vui như nối lại chiêm bao đứt quãng".

Thực sự cũng chính bằng tình yêu thiên nhiên đất nước kết hợp với ngôn từ độc đáo, tài hoa, Nguyễn Tuân dường như cũng đã khéo tái hiện lên một khung cảnh Tây Bắc thật hùng vĩ cũng như thật thật trữ tình, làm ta thêm tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Thực sự chính con sông Đà quả là một quà tặng vô giá của thiên nhiên là một công trình nghệ thuật tuyệt vời biết bao nhiêu của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân.

Minh Minh