Đề bài: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Bài làm:
Viết về người nông dân trước Cánh mạng tháng Tám là đề tài không chỉ riếng ai nhưng đến với Nam Cao với “đứa con” “Chí Phèo”. Người đọc như được thấy rõ hơn bức tranh thôn quên Việt Nam trước Cách mạng và số phạn bi kịch của người nông dân sống trong xã hội đó, muốn được làm người nhưng lại bị tước đoạt quyền lợi đó dẫn đến tha hóa cả về nhân thân lẫn nhân tính để rồi lấy cái chết để thoát khỏi bi kịch đó.
“Chí Phèo” là tác phẩm nói lên giá trị hiện thực sâu sắc và tinh thần nhân đạo trong văn Nam Cao. Tác phẩm kể về câu chuyện cuộc đời của nhân vật Chí Phèo với từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của hắn. Đâu tiên là trước lúc đi tù, sau khi đi tù về đến trước khi gặp Thị Nở và sau khi gặp Thị Nở đến lúc chết của Chí Phèo.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh của chiếc “lò gạch” và tiếng chửi của Chí Phèo, tác giả giới thiệu nhân vật thông qua tiếng chửi của hắn, hắn chửi tất cả từ những thứ tưởng chừng như mơ hồ nhất đến cụ thể là “làng Vũ Đại”, đàu tiên là chửi “tròi, đất”, cụ thể hơn cả là hắn chửi đứa đẫ dẻ ra hắn và để hắn phải sống cuộc sống đau khổ, nghèo hèn như thế này. Nhưng câu chửi của Chí không được ai đáp trả cả, hình như từ khi đi từ về đến giờ hán vẫn sống nhưng là sống cuộc sống một mình trong một thế giới, không có ai chịu giao tiếp hay có ý làm thân với hắn cả. Tác giả sử dujnh thứ ngôn ngữ đa thanh, đa giọng ở trong câu chửi của Chí dường như có cả giọng của một tên say nhưng đôi lúc lại là của một kẻ tỉnh táo. Đây chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời của Chí Phèo dường như hắn bị loại ra khỏi làng Vũ Đại, loại khơi ra thế giới của loài người.
Tác giả dẫn dắt người đọc đến với quá trình Chí Phèo bị tha hóa như bây giờ. Đầu tiên là Chí trước khi đi tù hắn là một đứa trẻ mồ côi, một đứa con hoang bị chính người mẹ của mình bỏ rơi ở cái “lò gạch” cũ đã thế còn vắng người qau lại và được anh làng chai phát hiện từ đó mà “dân làng chuyền tay nhau” nuôi Chí khôn lớn. Chí lớn lên nhờ thế không có cha mẹ, không được giáo dục, trong tay cũng không có việc ổn định, tác giả miêu tả cuộc đời Chí là cuộc đời với con số “0” tròn trĩnh: “không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm rùi”. Đến năm 20 tuổi Chí làm thuê cho nhà Bá Kiến, ngày ấy Chí cũng như bao thanh niên khác, Chí mơ ước có một gia đình nhỏ, đó là mơ ước chính đáng của biết bao người trong xã hội lúc bấy giờ chứ không riêng gì Chí. Trước khi vào tù Chí Phèo hiện ra trong trang giấy của Nam Cao là một chàng thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ có những ước mơ bình dị mà ai cũng mơ ước, là một con người lương thiện , hiền lành, chất phác.
Nhưng bi kịch lại xảy đến với một con người bình dị ấy là bị bắt vào từ với một lí do oan trái, sau khi vào tù Chí bị tha hóa cả về nhân thân và nhân tính, cả làng không ai còn thuế mướn Chí nữa, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác, chỉ suốt ngày uống rượu và cất tiếng chửi. Tác giả miêu tả Chí Phèo “đầu trọc lóc, răng cạo trăng hớn, mặt đen” là hình hài bị biến thể như một tên lưu manh, một con quỷ méo mó, xô lệch không giống ai. Chí giờ đây không có nghề nghiệp gì khác ngoài làm nghề đâm thuê, chém mướn, hễ có ai gọi đi là đi, hắn liên tục đến nhà Bá Kiến xin tiềm mua rượu, đến để đòi đi tù,…Hắn giờ đây mất đi vẻ lương thiện vốn có, hành xử ác và sống trong tội ác không hay biết, qua đay Nam Cao ngầm tố cáo xã hội phong kiến thực dân và bè lũ tay sai của chúng đã đẩy người nông dân lương thiện vào bi kịch tha hóa không còn nhận ra chính bản thân mình nữa.
Chí Phèo thay đổi tất cả khi gặp được Thị Nở và được Thị nấu cho ăn “bát cháo hành”. Chí tỉnh rượu và nhận ra mọi thứ chưa muộn, Chí đã nghĩ lại những nagfy tháng xưa cũ khi mà Chí cũng đã ước mơ về một gia đình nhỏ có vợ và những đứa con, Chí muốn kết giao đến ở chung với Thị Nở. Bát cháo hành của Thị như làm thức tỉnh con người lương thiện của Chí, Chí thấy “mắt mình ươn ướt”, Chí thấy “vui hơn” và cuối cùng Chí muốn làm người lương thiện. Nhưng niềm vui vừa đến đã nhanh chóng bị vỡ oà vì chính “rào cản” tàn bào của xã hội phong kiến xưa thông qua nhân vật bà cô của Thị Nở, lời nói của bà cô nhưng một bức tường rào kiên cố ngăn cản tình cảm của Thị đến với Chí vì bà cô cho răng Chí là một con quỷ, mà quỷ thì không thể xứng đáng lấy người và nhất là đứa cháu của bà. Chí vừa được kéo về với thế giới của loài người nhưng lại bị khước từ ngay cái quyền được làm một người lương thiện cũng chính từ một người đó là Thị Nở. Đau xót hơn nữa là Chí bất ngờ, võ òa trong bi kịch khi Thị Nở sang chửi Chí.
Cuối cùng tác giả miêu tả cái chết của Chí Phèo trong đau đớn, bế tác không losi thoát của những người nông dân Việt Nam xưa, Chí đến giết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình, tuy giết Bá Kiến rồi nhưng không thể nào thoát khỏi bi kịch đau khổ vì sẽ còn nhiều những Bá Kiến khác, nhiều thế lực phong kiến bạo tàn khác sẽ là người nông dân bị tha hóa. Kết thúc của chuyện tác giả để lại hình ảnh “cái lò gạch” ở phía xa xa, Thị Nở “nhìn xuống bụng mình” là kết thúc chuyện đầu cuối tương ứng thể hiện bi kịch quẩy quanh của người nông dân trong xã hội phong kiến không lối thoát ấy.
Qua tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là bức tranh thôn quê Việt Nam trước cách mạng với số phận bi thương của người nông dân bị tha hóa cả về nhân thân và nhân tính điển hình là nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị tước đoạt quyền làm người. Từ đây tác giả như đang lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến và bè lũ tay sai bạo tàn của chúng.
Hằng