Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Bài làm:

Thuộc tập truỵện “Vang bóng một thời”, truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông luôn đi tìm kiếm “cái đẹp” với hình tượng nhân vật trung tâm là những “Nho sĩ cuối mùa” tuy tài hoa nhưng bất đắc chí, tuy thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân tàn ác. Đến với truyện ngắn “Chữ người tử tù” ta bắt gặp hình ảnh của nhân vật Huấn Cao được Nguyễn Tuân xây dựng theo đúng “chất” của mình.

Hình tượng nhân vật Huấn Cao là hình tượng trung tâm của tác phẩm và được Nguyễn Tuân xây dựng tỉ mỉ. Trước hết Huấn cao là nhân vật lấy từ nguyên mẫu “người anh hùng nhân dân Cao Bá Quát xưa”. “Cao” là họ của Cao Bá Quát, “Huấn” là người dạy học, ở Cao Bá Quát có cái “dũng” và nhân cách hết sức cao đẹp. “Cái dũng” được thể hiện là một cn người dám dũng cảm đứng lên chống lại toàn bộ triều đình lúc bấy giờ, chống lại thứ mà ông căm ghét, ông là người tài hoa trong nghệ thuật viết thư pháp của dân tộc, tài viết chữ rất đẹp và được người đời tôn sùng là: “Thần Siêu, thánh Quát” vẻ đẹp ấy được nâng tầm đến mức thành thần, thành thánh. Tiếp đến là người có nhân cách cao đẹp, sinh thời Cao Bá Quất chỉ “từng cúi lạy trước hoa mai”, ông “cúi lạy trước cái đẹp” mà thôi, không cuso trước vinh hoa, phú quý hay bất cứ điều gì khác. Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ người anh hùng Cao Bá Quát là thể hiện sự ngưỡng mộ, ngợi ca đến cùng với người anh hùng dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu nước kín đáo, sự phản kháng, quay lung với chính xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Xem thêm:  Tiếng nói tri âm của Hoài Thanh với Thơ mới 1932 - 1941 qua đoạn trích Một thời đại trong thi ca (có thể mở rộng ra cả tiểu luận)

phan tich nhan vat huan cao trong tac pham chu nguoi tu tu - Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Trước hết tác giả miêu tả nhân vật Huân Cao là một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Nghệ thuật thư pháp: là phương pháp, nghệ thuật viết chữ đẹp là những chữ Hán được viết bằng bút long có phầm đạm, phần nhạt vueaf mềm mại uyển chuyển lại vừa sắc sảo mang nhiều dấu ấn của người viết trong đó. Tài hoa về cầm bút của Huấn Cao được miêu tả  gián tiếp qua câu chuyện của thày thơ lại và viên quản ngục, đúng là tiếng lành thì đòn xa, tài hoa thì được nhiều người biết đến: “người vùng tỉnh Sơn ta khen có tài viết chữ đẹp và rất nhanh đó”, “thày có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, còn có tài bẻ khóa vượt ngục không?” Đây là lời ca ngợi của thày thơ lại nhưng cũng cho thấy ước muốn cháy bỏng của viên quản ngục đó là được xin chữ của Huấn Cao: “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn mà treo là có cả một vật báu trên đời”. Trông tâm thức của viên quản ngục thì chữ ông Huấn là một báu vật trên đời mà không thể kiếm đâu ra được chữ thứ hai giống như thế được, nó đáng được trân trọng, nâng niu và giữ gìn. “Nét chữ vuông, tươi tắn” nói nên phần nào hoài bão tung hoành không chịu khuất phục trước triều đình phong kiến của Huấn Cao, nét chữ ấy cũng được miêu tả trực tiếp qua chính lời nói của Huấn Cao: “chữ ta đẹp thạt, quý thật, cả đời này ta mới chỉ cho chữ ba người bạn thân”, câu nói thể hiện ý thức về tài năng của mình, ông không cho chữ một cách lung tung mà mới chỉ cho ba người bạn thân giao của mình. Tác giả ca ngợi tài hoa của Huấn Cao là cách tác giả thể hiện niềm kính trọng vẻ đẹp tài hoa, trân trọng vẻ đẹp thư pháp cổ truyền của cha ông qua đó bày tỏ tinh thần dân tộc, lòng yêu nước một cách thầm kín.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Tác giả còn xây dựng nhân vật Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng. Khí phách hiên ngang được thể hiện là một người dám đứng lên đối đầu với cả triều đình phong kiến lúc bấy giờ, là người “trọc tròi, khuấy nước”, ông đứng về phía tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ, dũng cảm chống lại triều đình. Chi tiết thể hiện sức mạnh, khí phách ngang tàn của người anh hùng đó là khi bị bắt vào nhà giam ông “dỗ gong và đánh thuỳnh một cái”, thể hiện phong thái luôn ung dung tự tại làm chủ bản thân trong mọi tình huống, trong bất kỳ hoàn cảnh nào dám sống là mình. Cách xưng hô đày khinh thường với viên quản ngục là “ngươi” và “ta”. Huấn Cao còn là một người có thiên lương trong sáng, thấu hiểu lẽ đời, ông luôn ý thức về chữ và tài năng của ming đến mức cả đời mới chỉ cho ba người bạn “hai bộ tứ bình và một bức trung đường”, Huấn Cao nhận lời cho chữ viên quản ngực là hành động lấy tấm lòng của mình để đáp trả tấm lòng hướng thiện của viên quản ngục kia: “Sống là không để phụ một tấm lòng”. Trong con người của Huấn Cao có sự hòa hợp giữa mĩ, dũng và thiên lường, là người có tài, có tâm và có thiên lương trong sáng. Sau khi cho chữ ông còn khuyên bảo viên quản ngục hãy bỏ nghề dơ bần này để bảo toàn cho mình cái thiên lương trong sáng, nếu tiếp tục làm sẽ hao mòn mà mất đi cái trong sáng ấy.

Xem thêm:  Nghị luận về câu “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”- Văn 12

Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao tác giả thể hiện quan niệm thẩm về “cái  đẹp” của mình: “cái đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tài và cái tâm hòa quyện vào nhau tạo nên cái đẹp, cái tài phục sự cái tâm, cái tâm tạo nên cái tài”, “ cái đẹp là bất tử trong cuộc đời có khả năng thanh lọc và cải biến làm lương thiện con người, chừng nào con người còn hướng tới cái đẹp thì cái đẹp bất khả chiến bại”.

Thông qua việc xây dựng bằng bút pháp lãng mạn và phi thường cũng như miêu tả tài năng của Huấn Cao ca ngợi vẻ đẹp, tài năng ấy, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm kính trọng, ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp của dân tộc. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.

Hằng