Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
Bài làm:
Là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu trước cách mạng tháng Tám – Tô Hoài luôn hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề hiện thực trong đời sống. Trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc có những gắn bó với người dân mảnh đất địa đầu Tổ quốc này, ông đã cho ra đời nhiều truyện ngắn về nét đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây nhưng cũng ẩn chứa những cái tàn bạo của chính chế độ phong kiến hà khắc của người dân miền núi. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tiêu biểu trong số những tác phẩm của Tô Hoài trong khoảng thời gian này, hơn hết là hình ảnh nhân vật Mị hiện thân cho số phận của một người phụ nữ bị chà đạp mạnh mẽ dưới ách thống trị của chế độ phong kiến miền núi tàn ác ấy.
Nhân vật Mị được tác giả Tô Hoài xây dựng rất thành công cả về tính cánh lẫn nội tâm trong chính nhân vật, nhân vật cũng thể hiện tài năng của tác giả trong việc miêu tả nội tâm và ngôn ngữ độc thoại nội tâm chính nhân vật, tài tình trong việc xây dựng những mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật và để chính nhân vật là người thức tỉnh, mở nút câu truyện.
Mở đầu tác giả miêu tả cũng như thay lời giới thiệu về Mị: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tản đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cống nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cách giới thiệu về nhân vật Mị của tác giả có nhiều nghịch lý, miêu tả cô là một con người biết làm nhiều việc trong nhà nhưng cũng lại giống như một thứ đồ vật vô tri vô giác không có cảm xúc, tình cảm chút nào luôn giữ nguyên chi mình khuôn mặt ấy “buồn rười rượi”. Cách miêu tả của tác giả như phần nào cho người đọc cảm nhận được số phận đau thương của nhân vật Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
Trước khi về làm dâu nhà thống lí, Mị được tác giả miêu tả là một cô gái “xinh đẹp nhất nhì trong vùng” lại “có tài thổi sáo hay”, biết bao người “mê” và muốn lấy Mị là vợ, “đêm đến trai làng đến đứng nhẵn cả vách” nơi đầu cửa sổ nhà Mị. Một cô gái xinh đẹp lại giàu lòng yêu đời, yêu cuộc sông như Mị lại bị khiếp đi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Mị bị người nhà thống lí bắt về để làm khiếp con dâu gạt nợ, do nhà Mị với nhà thống lí có một “món nợ truyền kiếp” mà từ đời này truyền sang đời khác không trả được, đến đời cha Mị không trả được giờ chuyển sang cho Mị gánh.
Từ khi về nhà thống lí sống, Mị mất đi cuộc sống đúng nghĩa xưa kia của mình, không bao giờ thấy Mị thổi sáo nữa, lúc nào cũng giữ cho mình vẻ mặt buồn rầu, u tối, ngày ngày chỉ biết làm việc như một cỗ máy không có cảm xúc với bất cứ thứ gì. Hình ảnh Mị được tác giả miểu tả như “con rùa trong xó cửa”. ngày ngày làm việc vất vả như vậy mà Mị còn không được đối xử công bằng chút nào,cod khi bị bỏ đói, ngay cả khi Mị chăm sóc chồng ngủ quên mất cũng bị chính chồng “đạp vào mặt” ngã dụi xuống bếp để tỉnh. Mị là kiếp con dâu nhưng chỉ là con dâu hờ, không được người chồng đối xử tử tế mà còn làm thân phận của con hầu, làm kiếp trả nợ cho gia đình mình. Nơi căn buồng mà Mị sống chỉ có một lỗ thông bằng “bàn tay” lúc nào nhìn ra ngoài “cũng mờ mờ, ảo ảo” đến Mị cũng không phân biệt được đó là “sương hay nắng”, cuộc sống vui tươi trước kia của Mị không còn nữa thay vào đó là những lam lũ, khó khọc đến tột cùng khi sống ở nhà thống lí.
Tác giả miêu tả sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua đêm tình mùa xuân và trong đếm chạy trốn cùng A Phủ. Trước hết ở trong đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi, ngồi nhẩm lại những bài hát sau bao ngày câm lặng trước đây. Trong không khí vui tươi của mùa xuân ấy Mị muốn uống rượu “uống từng bát ừng ực đến khi say lịm đi”. Nhưng âm thanh tiếng sáo như thôi thức, làm thức dậy tâm hồn Mị, Mị muốn đi chơi, chính âm thanh của tiếng sáo ấy đã đưa Mị trở về với thực tế đau thương đó là Mị đã “chai sạn” với mọi thứ từ khi về nhà thống lí rồi “đêm nào Mị cũng khóc”,.. Tất cả như ùa lại và Mị muốn ăn lá ngón để chết ngay, chết để quên đi mọi thứ, thoát khỏi thực tại đau thương. Mị muốn vùng lên thoát khỏi thực tại nhưng không được, nhưng tác giả đã tạo cơ hội cho Mị thoát khỏi bi kịch cuộc sống ấy khi Mị gặp được A Phủ. Ban đầu Mị cũng vô cảm dửng dưng như không trước A Phủ nhưng về sau khi Mị nhìn thấy “giọt nước mắt của A Phủ” cô như được đánh thức sức sống tiềm tàng trong mình lần thứ hai, lần này xuất phát từ lòng thương mình đến lòng thương người, Mị nhận ra tất “tất cả bọn chúng đều độc ác”. Mị mâu thuẫn trong nội tâm mình, cô suy nghĩ nếu mình cới chói cho A Phủ thì chính mình sẽ phải là người bị thế A Phủ chết khô ở đấy, nhưng một mặt khắc lại muốn thoát khơi nơi đây nhưng không có ai chỉ lối mà chỉ có A Phủ là người duy nhất có thể giúp được cô. Mị tự giải quyết những mâu thuẫn và quyết định cới chói cho A Phủ và cùng nhau bỏ chốn trong đêm xuống Phiềng Sa, hướng về phía của cách mạng, về phía của tự do.
Qua việc xây dựng nhân vật Mị với nhiều những đối lập từ ngoại hình đến hoàn cảnh sống tác giả Tô Hoài như vẽ lên cho người đọc khung cảnh cuộc sống của những người dân miền núi xinh đẹp, đặc sắc nhưng cũng đầy những bất công, ngang trái điển hình là nhân vật Mị. Qua đó tố cáo xã hội phong kiến miền núi hà khắc tàn bạo chà đạp lên những ước mơ tươi đẹp của con người.
Hằng