Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Bài làm:
Là một trong những nhà văn lớn của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam, với việc phản ánh giá trị hiện thực một cách sâu sắc – nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi viết về đề tài Tây Bắc, con ngườii Tây Bắc. Điển hình trong số những tác phẩm về Tây Bắc của ông ông có truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nổi bật với hình tượng trung tâm là nhân vật Mị đại diện cho con người chăm chỉ, yêu cuộc sống nhưng lại phải chịu số phận éo le.
Nhân vật Mị trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài giới thiệu với đầy những đối lập gây ấn tượng cho người đọc: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.Tác giả giới thiệu về nhân vật Mĩ với những nghịch lí khiến người độc đều tò mò, một cô gái bình thường lại suốt ngày làm việc như một cỗ máy vô tri, vô giác không có bất cứ cảm cúc nào như vậy. Tiếp đến để giải thích cho những nghịch lí ấy Tô Hoài nói về cảnh của Mị trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pa Tra. Trước khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra Mị là một cô gái “xinh đẹp nhất nhì trong vùng”, Mị thổi sáo rất hay có biết bao người vì mê mẩn với tiếng sáo ấy mà “ngày đêm đi theo Mị”, trai trong vùng rất thích Mị, Mị yêu đời, yêu cuộc sống của minh. Đêm đến con trai trong làng đến nhà Mị “đứng nhẫn vách nơi cửa sổ Mị ngủ”. Cuộc sống đang tươi vui như thế nhưng nhà Mị mắc phải một “món nợ truyền kiếp” với nhà Thống lí nên Mị bj người nhà Thống lí đến bắt về “làm con dâu gạt nợ”. Về nhà thống lí, Mị bị làm việc như một cỗ máy chạy suốt ngày đêm không có lúc nào ngừng nghỉ cả, Mị chai sạn với cảm giác bị áp bức, bóc lột ấy, có lần Mị bị trót đến ngất đi và không được ăn uống hay một lần A Sử – chồng của Mị bị ốm Mị chăm sóc hắn ngồi cạnh giường chẳng may ngủ quên cũng bị chính người chồng ấy “đạp vào mặt Mị ngã dúi xuống bếp”. Cuộc sống của Mị từ khi về nhà chồng như trong tù ngục vậy bằng việc tác giả miêu tả căn buồng nơi Mị sống, nó là một căn buồng hết sức u tối và chật hẹp, không có ánh sáng nào cơ thể len lỏi vào được. Cả can phòng kín như bưng ấy chỉ có một lỗ hổng nhỏ bằng bàn tay mà Mị nhìn ra ngoài thế giới “nhưng lúc nào nhìn ra ngoài cũng chỉ thấy mờ mờ, ảo ảo không biết là sương hay nắng”. Bản thân Mị cũng khó mà phân biệt được, Mị làm dâu mà như “con rùa lùi lũi nuôi trong xó của” nhà thống lí, ngày và đem tuần hoàn theo suốt những công việc mà Mị phải làm như một guồng quay khép kín không có lúc nghỉ ngơi.
Tiếp đến tác giả miêu tả Mị trong đêm tình mùa xuân, mùa xuân nơi núi rừng Tây Bắc rất đẹp là lúc chim ca reo hò, trăm hoa khoe sắc và cũng là lúc nam thanh, nữ tú đi chảy hội tìm bạn. Trong cái không khí nô nức, náo nhiệt của ngày xuân ấy Mị chợt nghe thấy tiếng sáo làm tâm hồn Mị như sống lại với những kí ức xa xưa ùa về trong Mị, Mị “uống ừng ực từng bát rượu” đến khi say người đi, lúc này “tiếng sáo vẫn văng vẳng bên tai”, nhưng cũng chính tiếng sáo ấy đã đưa Mị trở về thực tế đau thương của chính bản thân mình, đó là kiếp con dâu gạt nợ, kiếp trâu ngựa ỏa nhà thống lí. Mị bỗng nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát cho bản thân khỏi kiếp này cũng như đã tự ý thức được về hoàn cảnh của bản thân. Hình ảnh “Mị lấy ống mỡ sắn thêm một miếng” bỏ vào cây đèn cho đèn sáng hơn và “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa trên vách” để chuẩn bị đi chơi là tâm hồn Mị đã được thức tỉnh, “tiếng sáo cứ văng vẳng bên tai” đưa Mị về những ngày tháng trước kia, Mị say mà không biết A Sử đã đi chơi về và trói mình lên cột nhà lúc nào không hay biết, đến sáng hôm sau Mị tỉnh và những công việc hàng ngày kia lại luân chuyển diễn ra một cách đều đặn, sức sống trong Mị lần một bị dập tắt bởi A Sử độc ác.
Sức sống trong Mị không hề tắt hẳn trong đêm mùa xuân ấy mà nó chỉ đang “cháy âm ỉ” chờ ngày bùng lên, đó chính là trong đêm mùa đông lạnh lẽo khi Mị tự ý thức về lòng thương mình cho đến thương người chính là A Phủ. Tình thương ấy đã khơi gợi ngọn lửa sức sống trong Mị cháy lên mãnh liệt jhown bao giờ hết, Mị dũng cảm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy về phía cách mạng, chạy về phía Phiềng Sa nơi ánh sáng sẽ đến với Mị và cả A Phủ nữa. Ở đoạn này tác giả đã rất khéo léo khi miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật Mị từ những mâu thuân trong tâm hồn đến lúc tháo gỡ rất nhanh chóng và rứt khoát, thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mị, ngọn lửa sức sống tuy bị dập tắt trong đêm mùa xuân nhưng nó luôn ấp ủ để chồ ngày bùng cháy.
Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” bằng việc xây dựng thành công nhân vật Mị, tác giả Tô Hoài thể hiện quan điểm nhân sinh sâu sắc của bản thân trước số phận của người phụ nữ vùng cao xưa sống dưới ách thống trị của chế độ phong kiến miền núi hà khắc điển hình là nhân vật Mị, dẫn cho họ một lối thoát đến với ánh sáng đó chính là đến với con dường cách mạng, con đường giải phóng.
Hằng