Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt

Bài làm:

Là một trong những cây bút viết truyện ngắn – Kim Lân luôn mang đến cho người đọc những gì thân thuộc, bình dị nhất trong những tác phẩm của mình. Truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám của ông tiêu biểu có “Vợ nhặt”, hoàn cảnh không gian trong truyện là của nạn đói năm 1945 lịch sử dân tộc nhưng truyện lại được ông viết lại sau cách mạng thành công do trước đó tiền thân của truyện là tác phẩm “Xóm ngụ cư” nhưng đang viết tác giả bị mất bản thào nên sau khi cách mạng thành công tác giả tìm lạ được một phần và viết ra truyện ngắn “Vợ nhặt” là vì thế.

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Nam Cao là hình ảnh con người, nông thôn miền Bắc Việt Nam trước cách mạng tháng Tám khi nạn đói hoành hành. Điển cho người dân lao động nghèo khổ ấy tác giả tập trung xây dựng nhân vật Tràng với nhiều nét tính cách và hoàn cảnh lúc bấy giờ tuy nghèo khó nhưng vẫn vui vẻ, giàu tình thương cùng ước hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Nhân vật Tràng trong tác phẩm hiện ra trong một không gian hết sức ghê rợn của nạn đói thế kỷ năm 1945 của nhân miền Bắc Việt Nam. Tràng với “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người”. Tràng xuất hiện trong một không gian không mấy thiện cảm ấy nhưng lại được tác giả miêu tả với vẻ ngoài xấu xí mà tưởng rằng ngay cả những khi bình thường cũng không bao giờ có thể  lấy được vợ: “lưng bị gù, khuôn mặt xấu xí”. Nhưng chính trong hoàn cảng tưởng chừng như không thể ấy tác giả lại đẩy Tràng vào một tình huống lấy được vợ, nhặt được vợ hết sức dẽ dàng cũng như khiến cho người đọc thất dở khóc dở cười của câu truyện ấy.

Xem thêm:  Nghị luận: Trình bày suy nghĩ của bạn về vấn đề: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động

Chuyện Tràng bỗng nhiên nhặt được vợ chỉ qua mấy câu bông đùa khi đẩy xe thóc, nặng quá Tràng cũng đã mệt nên mới nghĩ ra câu đùa cho vui tiện thể có mấy người đang ngồi đó. Tràng cũng thầm nghĩ chỉ nói cho vui chứ không có ý sẽ có một ai đó trong số những người kia chịu ra đẩy xe cho mình: “Muốn ăn cơm nóng với giò thì ra đây đẩy xe bò cho anh”. Chỉ là một câu nói vu vơ, không chủ đích, không ám chỉ hay yêu cầu đích danh ai cả nhưng trong số đó đã có cô gái chịu ra giúp anh Tràng cũng là chung cái hoàn cảnh đói khổ ấy, cô gái đã tình nguyện theo chân anh Tràng về nhà chỉ bằng một câu nói bông đùa.

phan tich nhan vat trang trong truyen ngan vo nhat - Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt

Phân tích nhân vật Tràng

Anh cu Tràng “cục mịch, khù khờ”, bỗng nhiên có vợ và trở thành người thực sự hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc ấy lớn quá, đột ngột quá, khiến bản thân Tràng cũng ngỡ ngàng “đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Rồi cái ngỡ ngàng ấy nhanh chóng trở thành niềm vui một cách cụ thể hơn. Đó chính là niềm vui của hạnh phúc gia đình, niềm vui ấy tuy giản dị mà lớn lao không gì sánh bằng ngay cái lúc thời cuộc chết tróc đầy đau thương này. Chàng thanh niên xấu xí, nghèo khó “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Mặc dù thị là người vợ được Tràng nhặt về, nhưng không vì thế mà Tràng coi là rẻ rung hay khinh miệt thị cả. Trái lại, anh Tràng lại vô cùng trân trọng thi, anh coi chuyện lấy được thị là một điều nghiêm túc và có khi là may mắn đối với mình lúc này. Khát vọng về mái ấm gia đình nhỏ bé đã khiến Tràng vượt qua nỗi lo lắng về cái đói trước mặt: “đến thân còn chẳng lo nổi , lại còn đèo bòng” là những câu nhận xét của người dân trong xoán ngụ cư cùng với Tràng khi thấy Tràng dẫn về nhà một cô gái. Tràng “chậc lưỡi” rồi nói: “kệ” mọi thứ, bỏ qua những lời bàn tán của mấy người đó, những lời trêu trọc của bọn trẻ và bỏ cả cái đói trước mặt. Tràng “mua cho thị cái thúng con” thế rồi lại còn có vài xu dầu và “dẫn thị về căn nhà lụp xụp rách nát” của mẹ con mình trong xóm ngụ cư. Về đến nhà Tràng hồi hộp chờ đợi câu đồng ý chấp thuận của mẹ – bà cụ Tứ.

Xem thêm:  Nghị luận: Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Karaôkê và Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay

Cho đến buổi sáng ngày hôm sau, “Tràng thấy khoan khoái như người từ trong giấc mơ đi ra . Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng . Hắn thấy hắn nên người . Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Tràng thấy vui khi có vợ và càng vui hơn khi mẹ mình hết lòng yêu quý các con, Tràng bỗng thay đổi và nhận ra trách nhiệm của mình qua chi tiết miêu tả sâu sắc của tác giả: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” và “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”

Tác giả Kim Lân không chỉ khắc họa nhân vật Tràng ở chỗ vô tình nhặt được vợ và có cho mình một gia đình hạnh phúc trong cảng nghèo đói mà còn để cho nhân vật tiến xa hơn với những nhận thức về cách mạng thông qua chi tiết: “Trong óc Tràng vẫn có hình ảnh những người đói và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới”. Chi tiết cuối tác phẩm này như chỉ lối, dần đường cho người nông dân hướng về cách mạng, đến với cách mạng để được tự do, được giả phóng và ấm lo hơn, đây là bước trưởng thành trong nhân vật Tràng.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Qua truyện ngắn “Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân vẽ ra khung cảnh xã hội Việt nam trong nạn đói, hình ảnh con người trong cái đói ấy lại là những mầm trồi cho tương lai ước mơ về một cuộc sống mới, một tương lai tốt đẹp hơn mà điển hình trong việc xây dựng nhân vật Tràng. Tác giả cũng thể hiện giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc qua tác phẩm.

Hằng

Từ khóa tìm kiếm