Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Bài làm:

Tác giả Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 mất năm 1989, ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó, quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn từ năm 1954, nhưng chỉ thực sự khẳng định được tài năng của mình kể từ tiểu thuyết “Cửa sông” năm 1967 và “Dấu chân người lính” năm 1972. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Lúc đàu tác phẩm được in trong tập “Bến quê” làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn. “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho cảm hứng thế sự, cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường của chính tác giả.

Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng xung quanh tình huống nhận thức. Nếu là tình huống hàng động khám phá thì hành động ấy là hành động mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật. Nhưng ở đây tình hướng nhận thức là tình huống  chút trọng đến nhận thức trong một giây phút bất chợt của con người, giúp con người bừng tỉnh và thấu suốt chân lí ấy. Ở chuyện này câu chuyện về nhận thức giữa hai nhân vật Phùng và Đẩu là hai câu chuyện khác nhau nhưng hàm ý chung một ý nghĩa của truyện.

Phùng được giao nhiệm vụ thực tế là chụp một bức ảnh bổ sung về biển để xuất bản làm ảnh bìa của một cuốn lịch nghệ thuật. Nơi anh chọn tới là một bãi biển có khung cảnh thơ mộng và rất đẹp. Chính sự kiên nhẫn và công phu của Phùng đã giúp cho anh có cơ hội chớp được được thời cơ chụp được tấm ảnh “trời cho” là cả khung cảng đầm phá miền Trung: “ từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và rất đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích”. Phùng thỏa mãn với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa thấp thoáng trong bầu trời sương mù trắng bột như sữa và pha đôi chút màu hồng hồng. Phùng tưởng rằng: “chính mình dường như đẫ khá phá ra cái chan lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng đến khi chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ anh đứng thì một cảnh vô cùng khắc nghiệt, lam lũ, lấm lem của cuộc sống đời thường lộ rõ ra. Phùng nhận ra có một mâu thuẫn, nghịch lí đang tồn tại song song với nhau đó là giữa cảnh dẹp toàn bích như tranh vẽ kia còn có cảnh cuộc sống tối tăm cực nhọc tồn tại trong cái đẹp. Niềm tin của Phùng bị lung lay, anh như vừa ngộ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật về cái đẹp và cuộc đời nằm ẩn sau trong đó.

Xem thêm:  Suy nghĩ về thái độ thờ ơ lạnh nhạt của con người

phan tich tac pham chiec thuyen ngoai xa cua nha van nguyen minh chau - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Đẩu là người bạn chiến đấu năm xưa của Phùng, nay làm chánh án của một òa án cấp huyện. Câu chuyện của một người đàn bà được mời đến tòa án để giải quyết câu chuyện của gia đình. Đảu hết lòng kêu gọi người đàn hào thuân bằng con đường li hôn với ông chồng khắc nghiệt vif chỉ có li hôn mới giúp người đàn bà tội nghiệp kia thoát khỏi những trận đòn, những trận tra tấn dã man của ông chồng vũ phu. Đẩu nói với danh nghĩa một người đứang về phía của công bằng, chính nghĩa, anh tin sự bền bỉ khuyên bảo của mình sẽ làm thay đổi ý trí của người đàn bà khốn khổ kia. Nhưng nay anh đã nhẫm khi không đặt mình vào hoàn cảnh của chị ấy nếu sống trên chiếc thuyền mà không có người đàn ông sẽ ra sao. Chưa bao giờ kiến thức sách vở và lòng tốt của Đẩu lại trở nên vô nghĩa như bây giờ cả, trước một tình huống nhân sinh đầy chua chat, đau thương như thế mà anh không thể thay đổi hay giúp đỡ phần nào cả. Lí thuyết về thực tế của người đàn bà làng chai đã lấn áp thức lí thuyết đẹp đẽ xưa nay của Đẩu.

Tác giả sử dụng một giọng điệu cho tác phẩm nhưng rất đa dạng, có khách quan, có chủ quan có cả sự ngạc nhiên xen lẫn những nỗi đau giữa các nhân vật với nhau. Ngạt nhiên khi thuật cảnh đời, cảnh biển và nghịch lí trái ngược của nó, trong cái đẹp kỳ vĩ dường như hoàn ảo ấy là có thấp thoáng của những bất công, ngang trái trong xã hội mà chúng luôn tồn tại trong nhau, đang xen với nhau, song song cùng tồn tại. Có cả vẻ âu lo khi tái hiện qua lời kể đầy chua chát, nhọc nhằn, nhẫn nhịn hết mực của người đàn bà làng chai. Có cả xót thương, căm phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn bà nghèo khổ bị chính người chồng của mình ra tay đánh đập một cách không thương tiếc. Có cả sự day dứt đến xót xa khi không thể tìm được con đường giải thoát cho người đàn bà khốn khổ kia khỏi ông chồng vũ phu,…

Xem thêm:  Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của em về hình ảnh đôi bàn tay T'nu trong tác phẩm rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Truyện ngắn “Chiếc tuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu bằng lối văn giản dị mà sâu sắc, nhiều dư vị tác giả thể hiện cái nhìn trân thực và thấu hiểu về hiện thực đời sống, trĩu nặng tình thương và lo âu với cuộc sống con người. Nghệ thuật không bao giờ đạt đến sự tuyệt mĩ hay hoàn thiện nào vả, vì trong cái dẹp ấy đâu đó ẩn hiện vẫn tồn tại những mặt xấu song song với nó, giống như cuộc sống không bao giờ đạt được đến hoàn hảo, tuyệt bích cả.

Hằng

Bài viết liên quan

Xem thêm:  Phân tích tính dân tộc trong "Việt Bắc" của Tố Hữu