Đề bài: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân
Bài làm:
Là một trong những người mở đường, đắp nền cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam thế kỷ XX – Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách vô cùng độc đáo “tài hoa, uyên bác và sâu sắc”. Do ông sống một cuộc đời đa dạng, có vốn kiến thức, vốn sống rộng lớn vì vậy mà những trang văn của ông cũng rất mực tài hoa. Tiêu biểu cho những tác phẩm của ông có truyện ngắn “Chữ người tử tù” thể hiện tác giả là con người dành cả một đời để đi tìm “cái đẹp” và lưu giữ “cái đẹp” thông qua việc xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao với tài hoa và thiên lương trong sáng.
Trước hết là hình tượng nhân vật Huấn Cao là nhân vật được lấy từ nguyên mẫu người anh hùng dân dân – Cao Bá Quát. Tác giả miêu tả “cái dũng” và “cái tài” của nhân vật Huấn Cao , ngay từ tên gọi cũng toát lên sự nghiêmchỉnh trong tính cách và học vấn uyên thâm của nhân vật. “Huấn” nghĩa là thày chuyên dạy chữ còn “Cao” là họ của nhân vật. “Cái dũng” của nhan vật được tác giả miêu tả là dám đứng lên chống lại triều đình nên bị bắt giam giữ lại, là một người rất mực tài hoa vì có nét chữ đẹp, là một người có nhân cách cao đẹp “cúi đầu trước hoa mai”, cúi đàu trước cái đẹp, không quỳ lạy trước tiền tài, danh vọng, là một con người chính trực, thẳng thắn. Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa nhưng không được tsac giả miêu tả trực tiếp mà chỉ được nhắc đến qua câu chuyện của viên qaurn ngục và thày thơ lại. Từ đây có thể thấy được Huấn Cao là một người có tiếng lành đồn xa, ông được nhiều người hâm mộ và biết đến là một người “có tài viết chữ đẹp và rất nhanh”, ngoài ra ông còn được nhắc đến với tài “bẻ khóa, vượt ngục”. Viên qaurn ngục cũng biết là “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huân mà treo là có một vật báu trên đời”. Chữ ông đẹp cũng thông qua chính câu nói trực tiếp của ông: “chữ ta đẹp thật, quý thật cả cuộc đời ta mới chỉ cho chữ ba người bạn thân” qua câu nói ta thấy được Huấn Cao là một người ý thức được tài năng của mình, ông không cho chữ một cách bừa bãi. Ngoài ra tác giả còn miêu tả Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang qua việc một mình đứng lên đối đầu lại với triều đình phong kiến, bị bắt giam cầm trong ngục tù nhưng ông vẫn không chịu khuất phục, ông vẫn “dỗ gông”,.. Thông qua nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp tài hoa, thiên luong cao đẹp tác giả đã thể hiện ý thức quý trọng “cái đẹp” của bản thân một cách kín đáo và sâu sắc.
Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
Tiếp đến trong truyện tác giả xây dựng hình tượng viên quản ngục trong bi kịch chọn nhầm nghề làm quản ngục của hắn. Quản ngục là nghề trông coi, canh giữ ngục tù, không gian sống là cảnh tù tội, bên trong toàn là những lừa lọc, tàn nhẫn, tuy là người có thiên lương trong sáng nhưng đã bị hen ố đi bởi chính nghề mà hắn chọn. Nhưng hắn lại là người biết quý trọng tài năng, say mê cái đẹp, từ lúc Huấn Cao được chuyển về đây ngày nào hắn cũng tiếp đãi chu đáo, đày đủ rượu thịt, khi gặp được Huấn Cao thì “xin lĩnh ý”. Viên quản ngục cúng là một người biết giữ thiên lương và hướng thiện, say mê với nét chữ của Huấn Cao tuy sống trong hoàn cảnh và công việc bi kịch. Qua đây thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn; “cái dệp đôi khi có thể nảy sinh trong mội trường của cái ác, cái xấu nhưng không vì thế mà nó tàn nụi trái lại nó càng bền bỉ, mạnh mẽ giống như hoa sen nở giữa đầm nầy”, “trong mỗi người đều có một nghười nghệ sĩ ẩn chưa tâm hồn yêu cái đẹp, bên cạnh phần ác quỷ mỗi người đều có phần lương thiện, thiên thần”, “cái đẹp có khả năng nâng đỡ và thanh lọc con người, cái đẹp là bất tử trong cuộc đời”. Thông qua xây dựng thành công nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân bày tỏ thái độ trân trọng với nền văn hóa dân tộc, qua đó thể hiện tấm lòng yêu nước kín đáo.
Cuối cùng tác giả miêu tả khung “cảnh cho chữ” trong một thời gian và thời gian chưa từng có và rất đặc biệt đó là bào lúc đêm tối, trong nhà giam tĩnh mịch, căn phòng giam tối om đầy nhưng con côn trùng, “phân chuột và phân rán”. Tất cả đối lập với cái đẹp, với nét chữ mà Huấn Cao chuẩn bị viết ra cho viên quản ngục, tư thế của người cho và nhận chữ cũng đối lập theo. Người cho chữ là Huấn cao với tư thế hiên ngang, sừng sững ,còn người nhận chữ là viên quản ngục với thái độ quy phục trước cái đẹp, cái tài hoa và thiên luong trong sáng của người cho chữ. Ngoài tài hoa, uyên bác, thiên lương thì Huân Cao cũng là người rất thấu hiểu lẽ đời và lòng người hơn ai hết, sau khi cho chữ song ông còn khuyên răn mấy điều cho viên quản ngục hãy cố giữ cho mình vẻ thiên lương và tâm hồn trong sạch, khuyên hắn nên bỏ nghề nơi tối tăm ,bẩn thủi này để giữ cho cái thiên lương của mình nó vững vàng hơn, còn nếu tiếp tục làm thì khó mà có thể giữ được thiên lương trong sáng. Cảnh “cho chữ” là một sáng tạo mẫu mực của Nguyễn Tuân nó tô đẹp thêm hình tương của nhân vạt Huấn Cao vừa thể hiện vẻ đẹp hướng thiện của con người khi được chỉ lối bởi cái đẹp, để nhân vật tự làm lên tính cách của chính mình.
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của tác giả Nguyễn Tuân là hình ảnh của “cái đẹp” tuy sống trong hoàn cảnh của cái xấu, nảy sinh trong cái ác nhưng vô cùng bền bỉ, mạnh mẽ thông qua nhân vật Huấn Cao là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Tác phẩm cũng là ước muốn gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc còn sót lại của chính tác giả qua đó thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
Hằng