Đề bài: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Bài làm:

Tác phẩm “Người lái đó sông Đà” của Nguyễn Tuân được in trong tập tùy bút “Sông Đà”. Tùy bút “Sông Đà” là kết quả nhiều lần Nguyễn Tuân lên thăm Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt đây là kết quả chuyến đi thực tế 1958 lên Tây Bắc của ông. Sông Đà là bức tranh sinh động về cảnh và con người Tây Bắc, phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm vừa tuyệt vời thơ mộng. Bên cạnh những nét dẹp thiên nhên nhà văn đặc biệt chú ý đến nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ, người công nhân đi mở đường. Ông ca ngợi những con người dũng cảm lao động một cách thầm lặng. Tác phẩm thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của văn Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

Hình ảnh con sông Đà hiện lên qua ngói bút của Nguyễn Tuân ở hai đặc điểm hung bạo và trữ tình. Rất hiểm ác, hung dữ gây ra những khó khăn cho con người nhưng ngược lại nó là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng tạo nên chất say cho cuộc sống con người nơi đây. Tâm điểm dữ dội của sông Đà là ở những con thác, nước ở đây rất dữ, dá cũng dữ theo qua những câu văn trùng điệp của Nguyễn Tuân mà ta có ther cảm nhận được điều đó: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Nguyễn Tuân có cách so sánh độc đáo, táo bạo: “Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa…”Hoặc qua những nhân hóa sắc sảo: “mặt nước hò la vang dậy…ùa vào bẻ gãy cán chèo”. Hình ảnh những cái thuyền bị hút nước nuốt chửng, hình thành cái hút nước như cái giếng xây bằng nước sông đang soáy tít tạo nên ở người đọc những cảm giác hết sức mạnh mẽ. Sức mạnh hoang dã của thiên nhiên được Nguễn Tuân miêu tả như “một trận động rừng, động đất hay một nạn núi lửa thời tiền sử”.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt - Văn mẫu lớp 12

phan tich tac pham nguoi lai do song da cua nguyen tuan - Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Mặt thứ hai của con sông Đà chính là vẻ đẹp trừ tình, thơ mộng, để lột tả vẻ đẹp này tác giả tập tring vào miêu tả, so sánh con sông. Mỗi so sáng dường như là một phát hiện của nhà văn trước đối tượng thẩm mĩ của mình. Sông Đà dưới con mắt của Nguyễn Tuân như một “áng tóc trữ tình ẩn hiện trong mây tròi Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn như mù khói núi Mèo đót nương xuân”, rồi lại “như một cố nhan” trong câu truyện trữ tình, trong nỗi niềm du khách, như “cái miệng sáng lóe lên” trong trò chơi chiếu gương của trẻ con, “như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”,…Vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân không đơn giản là thứ nghệ thuật trời cho mà nó là sự khổ công trong lao động nghệ thuật, là sự quan sát công phu và tinh tế của chính tác giả. Chưa ai có thể quan sát dòng sông Đà tinh tế như thế này: “mùa xuân như màu xanh ngọc bích”, “mùa thu thì lừ lừ đỏ chín”, giữa hai mùa đó là màu trắng “Đường thi”. Sông Đà vì thế mà trở thành nỗi niềm ám ảnh thật da diết đối với mỗi con người khi đến với mành đất Tây Bắc là vì thế.

Trong tác phẩm “Người lái đó sông Đà” được thể hiện hư một người lao động đồng thời cũng như một người nghệ sĩ tài hoa. Để bộc lõ hết những phẩm chất của nhân vật tác giả đã đặt nhân vật vào những cuộc đối trọi với thiên nhiên con sông Đà hùng vĩ ấy để từ đó đề cao sự tài ba của ông lái đò. Đối diện với “những thạch trận trên sông” với những cảnh “cửa sinh, cửa tử”…Người lái đò ở đay vừa có tư thế của một người anh hùng mà còn có phong thái của một người nghệ sĩ tài hoa, tài tử. Trong tác phẩm dưới con mắt của Nguyễn Tuân thì chở đò lạo trở thành một nghệ thuật cao cường và hết sức tài hoa. Người lái đò đối mặt với những ghềnh thác cuồng bạo mà vẫn bình tĩnh ung dung xử lí được chúng trong mọi tình huống khó khăn nhất vừa dũng cảm quyết liệt vừa thông minh. Táo bạo như một viên tướng giỏi trước “trận đồ bát quái” với vô số quân tướng thù địch, nham hiểm, quái ác. Cái lúc nào cũng cảm như kề bên cạnh thế mà vượt thác xong lại “ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ”, “không thấy ai bàn gì về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. Trước thác ghềnh thô bạo, ác liệt ông lái đò lạnh lung, gan góc nhưng lúc bình thường lại nhớ đến tiếng gà gáy, như bao người lái đò ở sông Đà khác ông cho bu gà buộc vào đuôi thuyền để “có tiếng gà gáy đem theo” để “đỡ nhớ thương nương ruộng, bản làng mình”. Nguyễn Tuân thường nhìn con người và thiên nhiên trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, đồng thời cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở vẻ đẹp mang tính thẩm mĩ và tài hoa. Ấn tượng từ các trang văn của ông mang lại là thiên nhiên là sản vật vô giá của tạo hóa, nhân loại , lao động sáng tạo cũng là một nghệ thuật vô giá.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

“Người lái đò sông Đà” là một bút ký tài hoa của tác giả Nguyễn Tuân, bài ký cho ta cảm nhận về vùng đất Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội khắc nghiệt. Người lao động nơi đây gắn bó với con sông, với vùng đất ấy một cách gan góc và thông minh, vật lộn với thiên nhiên cũng như với thế lực bọn thực dân phong kiến để tồn tại và chiến thắng.

Hằng