Đề bài: Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Bài làm:

Gắn mình với mảnh đất Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc – Nguyên Ngọc cũng đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp văn học của mình cũng gắn với mảnh đất này. Năm 1962 ông trở lại chiến trường miền Nam vừa sáng tác vừa chiến đấu, đến mùa hè năm 1965 Mĩ đem quân vào miền Nam thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt mở đầu cho những cuộc chiến càng quét mới với quy moo rầm rộ hơn. Tác phẩm “Rừng xà nu” được ra đời trong hoàn cảnh ấy như biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc ta.

“Rừng xà nu” đăng lần đầu tiên trong tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ”, sau đó được in trong tập truyện và ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

Truyện mở đầu bằng hình ảnh “Rừng xà nu”: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm, và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm hoặc trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn, Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trể, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”. Đây đúng là hình ảnh đau thương và bi tráng. Đến cuối truyện tác giả lại miêu tả rừng xà nu trở lại với “ những cây non mới mọc nhọn hoắt như những mũi lê” đó là hình ảnh của một rừng xà nu tiếp tục vươn ra, trải ra xanh tươi bát ngát. Sự lặp lại trong cấu trúc và cách miêu tả của nhà văn chính là  dụ ý nghện tguaajt muốn dẫn dắt và hướng người đọc hình dung sự ác liệt của cuộc chiến tranh và tinh thần gai góc không chịu đầu hàng của dân làng Xô-man. Không chỉ trong đoạn đầu hay cuối tác phẩm có mà hình ảnh rừng xà nu luôn là mạch xuyên suốt tác phẩm và chính là hình ảnh trung tâm nhất cả tác phẩm. Xà nu có mặt trong lịch sử, trong sinh hoạt hàng ngày, trong cuộc sống của dân làng Xô-man, nó cũng có mặt trong hầu hết những sự kiện trọng đại của dân làng. Tác giả miêu tả xà nu trong chính nó và ứng chiếu trong hình ảnh của mỗi con người thể hiện sự gai góc, sừng sững, kiên trì, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược,..Trong câu truyện xà nu như một nhân vật có linh hồn, là biểu tượng toàn diện cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô-man.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng...

phan tich tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh - Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Trong toàn bộ truyện có bồn nhân vật nổi lên rõ nét đó là: cụ Mết, T nú, Dít và bé Heng, nhân vật được tác giả xây dựng gồm ba thế hệ, đây là những nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cốt truyện. Với những nét miêu tả rất thoáng hình ảnh của cuh Mết hiện lên như một cây xà nu già vững trãi, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng của bao thế hệ người dân làng Xô-man, nhân vật được xây dựng như một người phán truyền. Cụ Mết là người định hướng cho dân làng Xô-man đi đến một chân lí tất yếu: “ Chúng nó cầm sứng, thì mình phải cầm giáo”. Dít và T nú là đại diện cho thế hệ hiện đại, là lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến hôm nay nối tiếp truyền thống anh hùng của dân tộc. Dít là đại diện cho sự tiêu biểu, mẫu mực của địa phương vững chắc, có một cán bộ hậu phương  như Dít người lính an tâm chiến đấu ở chiến trường. Tương lai của cách mạng là bé Heng, tuy còn nhỏ nhưng bé Heng có những nét giống như người anh T nú của mình, Lì lợm nhưng sắc sảo, đó là biểu hiện của một người lính hôm nay cũng là phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô-man. Nổi bật hơn hết là nhân vật T nú được tác giả xây dựng T nú lì lợm, gan dạ, dũng cảm ngay từ bé và đến với cách mạng từ rất sớm. Thế nhưng người anh hùng dù có gan dạ, gai góc, dũng cảm nhưng không thể bảo vệ được chính gia đình nhỏ bé của mình, vợ con của T nú bị hành hạ, đánh, giết một cách dã man. Chính sự đau thương đến tột độ ấy đã dẫn bước chỉ đường cho T nú và hàng đội quân ngũ và trở thành anh hùng. Câu truyện của T nú là một câu truyện đầy bi tráng, T nú như là nơi tập trung tất cả những đau thương mà dân làng Xô-man phải chịu đựng của cả vùng đất Tây Nguyên chiến tranh khốc liệt. T nú là nhân vật hội tụ đầy đủ các phẩm chất của một người anh hùng thực sự nhất là lòng dũng cảm, bất khuất trước kẻ thù.

Xem thêm:  Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề trang phục trong thực thể đời sống và nhà trường

“Rừng xà nu” là câu truyện của một đời nhưng chỉ được kể trong một đêm và được gối gọn trong một truyện ngắn, đây là điểu thành công lớn của tác giả Nguyên Ngọc. Tác phẩm là câu truyện về sự trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người cũng là của đồng bào dân tộc Tây Nguyên được tác giả kể lại với âm hưởng sử thi bi tráng như một lời phán truyền. Chân lí cách mạng mà hgoj nhận ra đó chính là chỉ có thể dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng.

Hằng