Soạn bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
Bài làm
I. Tìm hiểu chung về tác phẩm.
1. Xuất xứ:
– Ngày 2/9/1969 Bác Hồ ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam.
– Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Bác ơi.
2. Bố cục: chia làm 2 phần:
– Phần 1 (4 khổ thơ đầu): Nỗi đau thương tột cùng khi Bác ra đi.
– Phần 2 (3 khổ cuối): Lời hứa và ước nguyện đi theo con đường Cách mạng.
Soạn bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Nỗi đau xót xa trước sự kiện Bác Hồ qua đời:
– Sự đau thương mất mát khiến cho tất cả (đất trời, cỏ cây, con người…) như hòa chung với nhau ột niềm đau trước sự ra đi của Bác:
+ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.
+ Khung cảnh trở nên lạnh lẽo: vườn rau, phòng buông rèm, tắt ánh đèn.
+ Trong vườn từ sự vật cũng nhuốm tâm trạng buồn bã: vườn hoa nhài, trái bưởi rồi cả mặt hồ.
– Sự đau xót đến não lòng, không thể tin được sự thật “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”.
– Nỗi đau được biểu hiện trực tiếp qua tiếng khóc của tác giả.
– Câu hỏi tu từ, câu cảm thán để bộc lộ nề xót thương của nhà thơ cũng như của triệu người dân Việt Nam.
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ thể hiện qua:
– Lý tưởng và lẽ sống:
+ Cả cuộc đời Bác không lúc nào thảnh thơi.
+ Người có lý tưởng sống cao đẹp, sống hết mình
+ Hi sinh hạnh phúc cá nhân để lo cho đất nước, dân tộc, để nhân dân hưởng ấm no, hạnh phúc.
– Niềm vui, tình thương của Bác được thể hiện qua nhiều cung bậc cảm xúc:
+ Bác đau vì dân nước, năm châu, lo nhiều mối
+ Nỗi nhớ miền Nam, niềm vui mỗi mầm non, trái chín
+ Dõi theo từng bước chân của những người chiến sĩ, từng tin tức ở chiến trường.
=> Hình ảnh Bác thật lớn lao, vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi, ấm áp. Bác cống hiến cuộc đời mình vì nhân dân, vì Tổ quốc.
– Những di sản Bác để lại:
+ Tình thương yêu với nhân dân Việt Nam.
+ Tư tưởng thân dân, ái quốc.
+ Trái tim của người Cha, trái tim vĩ đại, sống quên mình vì nghĩa lớn.
+ Cuộc đời giản dị, thanh bạch.
Câu 3: Cảm nghĩ của mọi người trước sự ra đi của Bác:
– Nhân dân cả nước đau đớn, tiếc thương vô hạn.
– Ngày Bác ra đi trời đổ mưa hòa với đó là những giọt nước mắt của dòng người đi viếng Bác.
– Bác ra đi là một sự tổn thất của nước nhà, hơn nữa đất nước còn đang trong hoàn cảnh cam go, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Khẳng định nỗi nhớ thường trực trong triệu trái tim con người Việt Nam về Bác.
– Nỗi nhớ không hề bi lụy mà trở thành động lực thúc đẩy mọi người tiếp tục con đường đấu tranh.
– Lời thơ thành kính thể hiện niềm biết ơn vô hạn.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
– Thể hiện nỗi đau, mất mát, niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta trước sự ra đi của Bác.
– Ca ngợi công lao của Bác.
2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng.
– Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi.
– Giọng thơ chân thành, tha thiết.