Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Bài làm

Là một danh sĩ thời Lê đồng thời là tác giả của tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng của Việt Nam – “Truyền kỳ mạn lục”, ngoài cuộc sống cũng như trong tác phẩm của mình Nguyễn Dữ luôn thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức đó là mong muốn về một xã hội yên bình, công bằng, nhân ái giữa con nguời với con người. Điều này đã được ông thể hiện rõ qua câu truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” với nổi bật qua việc xây dựng thành công hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là tiêu biểu cho số phận của những con người bi kịch trong xã hội cũ đành phải chấp nhận rơi vào tình thế dùng cái chết của mình để minh oan mọi thứ qua việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương với tính cách hiền lành, nết na nuôi con chờ ngày chồng chinh chiến trở về nhưng lại bị hiểu nhầm thông qua hình ảnh của “cái bóng” mà đứa con trai kể với người cha của nó. Tác phẩm là một trong số những tác phẩm nói về tinh thần, chủ nghiã nhân đạo của những nhà văn thế kỷ 16.

Nhân vật Vũ Nương là hiện thân của hình ảnh một người phụ nữ có “tư dung tốt đẹp” trong xã hội cũ. Cái tên của nhân vật cũng được tác giả viết nên là một người dịu dàng, nết na, đôn hậu – “Vũ Nương” ở đây “Vũ” là họ của nhân vật, “Nương” là chỉ người con gái nói chung trong xã hội cũ là những cô nương nết na, chịu thương, chịu khó sống trong những gia đình có lề lếp, gia quy rõ ràng,… Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, cô quê ở Nam Xương, cô lấy chồng là Trương Sinh, cuộc sống vui vẻ, hòa thận không mấy kéo dài lúc cô chuẩn bị sinh con thì cũng là lúc chồng lên đường ra trận tong quân đánh giặc.

Xem thêm:  Em hãy phân tích vẻ đẹp ngang tàng, trẻ trung của người chiến sĩ lái xe trong “ bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Hãy nêu lên suy nghĩ của em về người đã góp phần làm cho đất nước thống nhất.

Cô là người có “tư dung tốt đẹp”, người vợ ngoan hiền, biết điều, hết mực nết na qua câu văn miêu tả của tác giả “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến mức thất hòa” . Đối lập là hình ảnh nhân vật người chồng – Trương Sinh tuy là con trai của một gia đình hào phú nhưng lại ý học, kém hiểu biết thấu đáo  hơn nữa anh ta lại có tính hay ghen, đa nghi người vợ ngoan hiền của mình. Sống trong xã hội cũ maf nổi bật nên là chế độ nam quyền đè nặng trên vai người phụ nữ phải nhún nhường cam chịu hết sức thì gia đình mới phần nào êm ấm, hạnh phúc. Vũ Nương trong câu truyện cũng vậy cô luôn giữ lẽ, chịu đựng để gia đình được êm ấm, thuận hòa. Tiếp đến tác giả miêu tả nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ đúc hạnh, một người con dâu có hiếu với mẹ chồng, nết na, giàu tình cảm, nhân hậu. Ngày Trương Sing ra trận tòng quân đánh giặc  Vũ Nương thể hiện là một người vợ ngoan hiền, tha thiết tình cảm với chồng qua lời “ chẳng mong chàng ái gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hại chữ bình yên thế là đủ rồi. Chi tiết làm nên đức tính của người phụ nữ khi về nhà chồng của Vũ Nương “ công, dung, ngôn, hạnh” được tác giả thể hiện qau câu văn xúc tích nắng đọng: “thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa”.

suy nghi cua em ve nhan vat vu nuong - Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Không chỉ son sắc, thủy chung chờ ngày chồng trở về Vũ Nương còn là một người con hết mực hiếu thảo với mẹ chồng khi chồng vắng nhà cô đảm đang việc nhà cửa, yêu thương nuôi dạy con thơ chu đáo, đặc biệt tác giả miêu tả cô chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau rất tận tình, chu đáo. Về sau bệnh tình khong qua khỏi do tuổi đã cao, sức đã yếu mẹ chồng đã qua đời Vũ Nương cũng lo ma chay, chôn cất mẹ một cách chu đáo không để người ngoài có đôi lời sị nghị.Trong quang thời gian dài ấy cô không quên tình nghĩa vợ chồng vẫn luôn giữ đạo làm vợ một lòng thủy chung, giữ mình chờ chồng trở về. Dưới xã hội phong kiến xưa thường vấn đề mẹ chồng nàng dâu rất được quan tâm vì thời xưa mẹ chồng thường khó lòng chấp nhận con dâu nhưng đối với Vũ Nương cô đức hạnh vẹn toàm , đối đãi hiếu thảo, giàu lòng tôn kính, thương yêu mẹ chồng như mẹ đẻ của mình vậy để rồi khi bà mất đi vẫn để lại những lời chắn chối hết mực yêu quý và trân trọng đứa con dâu hiếu thảo: “xanh kia sẽ chẳng phụ con , cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Ya bà muốn nói đến Trương Sinh- đứa con trai duy nhất của bà đang tong quân đánh trận mai này trở về nhất định sẽ yêu thương, trân trọng người vợ ngoan hiền, ngườii con hiếu thảo này.

Xem thêm:  Em hãy phân tích đoạn thơ sau đây (Trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương): "Con ở miền Nam... ở trong tim..." (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, HN 2008)

Là người vẹn toàn nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh, cô bị chính người chồng bao năm chờ đợi son sắc tuổi xuân kia nghi ngờ là vụng chộm, cô đành phải lấy cái chết để minh oan cho bản thân. Anh chồng ít học lại đa nghi lắm điều kia sau khi đi lính trở về quê biết tin mẹ đã mất nhưng không vì thế mà quá đau xót vì thấy đứa con thơ dại khôn lớn trong vòng tay của người vợ hiền. Tuy nhiên tấn bi kịch được dựng nên đầy nghiệt ngã khi Trương Sinh trông con và nghe đứa con thơ dại kể về câu chuyện của” cái bóng” trên vách tường mà người mẹ ngày ngày kể truyện với nó đó là bố của con. Với bản tính hay ghen, lại ít học nên anh càng thiếu suy nghĩ, anh nghi ngờ vợ mình đã bị hoen ố mà không có một lời giải thích rõ ràng nào khiến Vũ Nương phải lấy cái chết ra để minh oan cho sự trong trắng, đức hạnh của mình.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những câu chuyện trong tập truyện đó của Nguyễn Dữ, qua câu chuyện người đọc phần nào hiểu thêm về hoàn cảnh của người phụ nữ giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ 16, lúc “chế độ nam quyền “ được đẩy lên cao độ thân phận của người phụ nữ cũng vì thế mà bị đầy đọa, vùi dập. Qua câu chuyện điển hình là nhân vật Vũ Nương được tác giả xây dựng như một điển hình đại diện cho số phận trôi nổi của người phụ nữ. đồng thời tác giả cũng thể hiện quan điểm nhân sinh sâu sắc với một xã hội bình yên, công bằng của mình.

Xem thêm:  Thay lời nhân vật Thuý Kiều (trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán - tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du), em hãy viết đoạn văn kể lại cảnh báo ân Thúc Sinh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

Hằng

Từ khóa tìm kiếm